Nhật Bản – Mỹ hiện đại hóa quan hệ
Trước đó trong ngày 7/4, hãng thông tấn CNN đã đăng tải bài phỏng vấn với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, trước khi ông có cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tuần này. Thủ tướng Fumio Kishida cho rằng tình hình địa-chính trị căng thẳng đã đẩy thế giới tới bước ngoặt lịch sử và buộc Nhật Bản phải thay đổi chính sách phòng thủ.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida nói:
‘Chúng ta đã chứng kiến cuộc xung đột Nga-Ukraine, tình hình bất ổn ở Trung Đông hay những căng thẳng gia tăng ở Đông Á. Tình hình địa-chính trị đã đẩy thế giới tới bước ngoặt lịch sử, và đó là lý do khiến Nhật Bản quyết định thay đổi chính sách phòng thủ’.
Thủ tướng Kishida nhấn mạnh, liên minh Mỹ-Nhật sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời điểm những thách thức an ninh toàn cầu ngày càng gia tăng. Ông Kishida cũng cho rằng cuộc gặp với Tổng thống Biden cũng là cơ hội để hai nước hiện đại hóa quan hệ song phương, khi Washington và Tokyo đều có những mối quan tâm chung.Theo kế hoạch, ông Kishida sẽ có cuộc gặp với tổng thống Mỹ Biden ở Washington vào ngày 10/4. Trong quá trình hội đàm, hai bên sẽ thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có tình hình xung đột ở Ukraine, sự phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên, các động thái của Trung Quốc cũng như các nước khác.
Mặc dù quốc phòng sẽ là vấn đề nổi bật trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Fumio Kishida và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tuần này, hai nhà lãnh đạo cũng dự kiến sẽ công bố tăng cường hợp tác về chuỗi cung ứng và công nghệ tiên tiến - bao gồm chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Hai nhà lãnh đạo sẽ công bố một loạt thỏa thuận mới, trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và kinh tế và sẽ coi mối quan hệ song phương là “quan hệ đối tác toàn cầu”. Cả Mỹ và Nhật Bàn đều đang tìm cách củng cố vị thế tiên phong của mình trong lĩnh vực sản xuất chip, AI và các lĩnh vực công nghệ tiên tiến khác. Phát biểu tại Tokyo trước khi lên đường đến Washington, Thủ tướng Kishida hy vọng chuyến thăm sẽ là cơ hội để khẳng định Nhật Bản và Mỹ “là những đối tác toàn cầu, dẫn dắt cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết nhiều thách thức khác nhau”.
Nhật báo Nikkei đưa tin vào tuần trước, hai nước đồng minh dự kiến sẽ ra tuyên bố chung về các quy tắc trợ cấp mới cho hàng hóa chiến lược như chất bán dẫn, pin dự phòng và nam châm vĩnh cửu, đặt ra các tiêu chuẩn chung cho các ưu đãi. Báo cáo cho biết các quy định trợ cấp sẽ là một phần của cuộc đối thoại rộng hơn về việc tạo ra chuỗi cung ứng minh bạch, linh hoạt và bền vững. Nhật Bản từng là nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu (thành phần quan trọng của hàng hóa phục vụ đời sống hàng ngày và quốc phòng), nhưng sau đó đã tụt so với các nhà sản xuất và xuất khẩu lớn hơn, bao gồm cả Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc.
Tờ Asahi Daily đưa tin, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, Nhật Bản và Mỹ đã tìm cách đẩy mạnh hoạt động sản xuất chất bán dẫn trong nước và phát triển các mối quan hệ chiến lược quan trọng, qua đó củng cố chuỗi cung ứng và phòng ngừa tác động chính trị. Trong một động thái đặt nền móng cho nỗ lực này, hai nhà lãnh đạo đang lên kế hoạch thiết lập một khuôn khổ cho nghiên cứu và phát triển AI, bằng cách thúc đẩy hợp tác giữa nhà sản xuất chip Nvidia, Arm Holdings của Tập đoàn SoftBank, Amazon và Đại học Tsukuba và Đại học Washington.
Tháng 5 năm ngoái, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí thiết lập Quan hệ đối tác đại học Mỹ-Nhật nhằm thúc đẩy lực lượng lao động và nghiên cứu & phát triển chất bán dẫn cho tương lai, một sáng kiến trị giá 60 triệu USD liên quan đến 11 trường đại học. Mục đích của chương trình tập trung vào việc phát triển nhân tài để hỗ trợ việc mở rộng và tăng cường nỗ lực sản xuất bán dẫn của hai nước.
Nhật Bản đã tăng cường đầu tư vào chất bán dẫn trong những năm gần đây, công khai kêu gọi đầu tư ra nước ngoài tại các cuộc họp cấp cao và các khoản trợ cấp đáng kể.
Khi xây dựng năng lực của riêng mình, Nhật Bản cũng đang hướng tới trở thành một nhà xuất khẩu cạnh tranh. Dự án Rapidus trị giá gần 1 nghìn tỷ Yên (6,6 tỷ USD) ở Hokkaido, nhằm mục đích thúc đẩy hệ sinh thái bán dẫn “kiểu Thung lũng Silicon”. Đầu tháng này, dự án đã nhận được một khoản trợ cấp tài chính khác – 590 tỷ yên. Ông Kishida cho biết sau cuộc gặp với Tổng thống Biden, ông cũng có kế hoạch đến thăm một khu vực ở Bắc Carolina “nơi các công ty Nhật Bản đang thực hiện đầu tư quy mô lớn”. Thủ tướng dự kiến sẽ đến thăm địa điểm nơi Toyota Motor đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện cũng như nhà máy sản xuất máy bay phản lực của Honda.
Tuy nhiên, phần lớn thời gian của hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ tập trung vào những thay đổi “lịch sử” trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Trong một trong những thay đổi lớn nhất là việc hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ đồng ý cải tổ bộ chỉ huy của quân đội Mỹ tại Nhật Bản. Trong số những động thái quan trọng khác là thỏa thuận cho phép các công ty Nhật Bản xử lý công việc sửa chữa lớn cho các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, hoạt động trong và xung quanh Nhật Bản. Hai đồng minh cũng dự kiến sẽ thành lập một cơ quan tư vấn mới để thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng. Vào thứ Năm, ông Kishida sẽ trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên trong 9 năm qua phát biểu tại một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ, bài phát biểu của thủ tướng được cho là tập trung vào vai trò của Nhật Bản với tư cách là đối tác chính của Mỹ trong việc bảo vệ trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ.
Nguồn: Japan Times, CNN
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 4/11 tuyên bố đã hạ sát hàng loạt chỉ huy Hezbollah ở Syria và Liban, bao gồm cả lãnh đạo tình báo và một số chỉ huy cấp cao khác.
Theo thông báo từ Quân đội Hàn Quốc, vào rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
0