Nhật Bản thoát khỏi suy thoái kinh tế

Hôm nay, dữ liệu sửa đổi chính thức được công bố, giúp Nhật Bản thoát suy thoái kỹ thuật. Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng trở lại trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái. Động lực thúc đẩy là nhờ chi phí đầu tư vào các tài sản cố định tăng mạnh. Tuy nhiên, con số điều chỉnh vẫn tăng yếu hơn so với ước tính và tiêu dùng cá nhân vẫn còn yếu.

Ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) có thể bình thường hóa lãi suất sớm nhất trong cuộc họp ngày 18-19/3 tới. Trong khi đó, các công ty đang sẵn sàng cho đợt tăng lương lớn nhất trong vòng 31 năm qua, sau cuộc đàm phán lương mùa xuân giữa Liên đoàn Lao động Nhật Bản và doanh nghiệp.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản quý IV tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 1,1% trong cuộc thăm dò của Reuters. Dữ liệu tạm thời của tháng trước cho thấy GDP giảm 0,4%. Trước đó, nền kinh tế nước này đã giảm 3,3% trong quý III.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ công bố báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2023. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số này với 71,25/100 điểm.

Trong kỳ điều hành chiều nay (9/5), giá xăng trong nước được dự báo có thể giảm mạnh tới hơn 1.000 đồng/lít.

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất cả nước.

Tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân ở TP.HCM và Hà Nội tăng 20-50% so với tháng 3 và gấp đôi các tháng trước đó. Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Bài toán tiết kiệm điện tiếp tục được đặt ra với nhiều hộ gia đình.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng hoạt động sản xuất tại châu Á trong năm nay lên 4,5%, cao hơn 0,3% so với dự báo đưa ra sáu tháng trước.