Nhật Bản tiếp tục chương trình xả nước thải nhiễm hạt nhân

Theo dữ liệu từ Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), cho đến nay, Nhật Bản mới chỉ xả 1%, tương đương 19.000 tấn, lượng nước nhiễm hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị hư hỏng trong vụ động đất và sóng thần năm 2011.

Tính đến tháng 4 năm nay, nhà máy còn chứa khoảng 1,32 triệu tấn nước bị ô nhiễm hạt nhân. TEPCO đã lên kế hoạch tiến hành bảy đợt xả nước trong năm nay, đồng thời tính đến việc bổ sung thiết bị xử lý. TEPCO báo cáo rằng khoảng 360 triệu USD đã được chi cho dự án xả thải, bao gồm xây dựng các đường hầm dưới biển và giám sát vật liệu phóng xạ.

Nhà máy Fukushima Daiichi còn chứa khoảng 1,32 triệu tấn nước bị ô nhiễm hạt nhân.

Thêm vào đó, kế hoạch tài trợ cho việc ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi cho năm tài chính 2024 của TEPCO đã được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản phê duyệt. Kế hoạch này phân bổ khoảng 1,66 tỷ USD cho công việc trong một năm, bao gồm cả việc loại bỏ nhiên liệu hạt nhân.

Đến cuối tháng 3, bốn đợt xả đã hoàn tất, thải ra khoảng 31.200 tấn nước nhiễm hạt nhân.

Vào tháng 8/2023, Nhật Bản bắt đầu xả nước thải Fukushima ra Thái Bình Dương, bất chấp sự phản đối trong nước và quốc tế. Đến cuối tháng 3, bốn đợt xả đã hoàn tất, thải ra khoảng 31.200 tấn nước nhiễm hạt nhân. Tuy nhiên, do nước bị ô nhiễm liên tục được sản xuất nên tổng khối lượng lưu trữ chỉ giảm 19.000 tấn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hãng thông tấn TASS của Nga ngày 13/5 đưa tin, ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công bằng tên lửa Tochka vào khu vực thành phố Belgorod ở Tây Nam nước này một ngày trước đó.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi tăng cường năng lực pháo binh của quân đội khi ông đến thăm các nhà máy vũ khí chủ chốt.

Hai vận động viên nhảy dù người Áo Marco Fürst (33 tuổi) và Marco Waltenspiel (39 tuổi) đã trở thành những người đầu tiên thực hiện thành công chuyến nhảy dù qua cầu tháp mang tính biểu tượng của thủ đô nước Anh.

Nhằm giảm ô nhiễm không khí ở đô thị, các nhà khoa học Argentina đã tạo một lò phản ứng quang sinh học dưới dạng bể chứa tảo, được gọi là “cây lỏng” để loại bỏ CO2 khỏi không khí và tạo ra oxy ở các khu vực thành thị.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công hệ thống chạy hydro lỏng trên xe tải hạng nặng, thay thế hệ thống chạy bằng xăng. Công nghệ mới đã đánh dấu một bước đột phá trong lĩnh vực vận tải của nước này.

Quân đội Israel đang tiến sâu hơn vào Rafah và một cuộc di tản lớn đang diễn ra một cách khẩn trương. Trong bối cảnh số dân thường thiệt mạng và sự tàn phá ở vùng đất này ngày càng gia tăng, nhiều quốc gia và tổ chức lên tiếng phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Israel.