Nhiễm khuẩn Salmonella nguy hiểm thế nào?
Theo đó, kết quả phân lập nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh viện cho thấy, tác nhân gây bệnh là Salmonella group, nhạy cảm với phần lớn kháng sinh, trong đó ghi nhận một trường hợp kháng với các kháng sinh là Gentamicin, Amikacin, Tobramicin.
PGS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết Salmonella rất độc vì sinh ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố này không bị phân huỷ bởi nhiệt nên dù thực phẩm nấu chín, người dùng vẫn có thể bị ngộ độc. Ngoại độc tố của vi khuẩn salmonella vào cơ thể sẽ trực tiếp gây bệnh, thậm chí có thể gây tử vong.

Bệnh nhiễm khuẩn salmonella (ngộ độc thực phẩm) là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột non, xảy ra khi vi khuẩn salmonella xâm nhập vào cơ thể. Hầu hết các trường hợp ngộ độc nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp nặng hơn, người bị ngộ độc cần phải được chăm sóc y tế đúng cách.
Trong một số trường hợp, tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn salmonella có thể gây mất nước nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế kịp thời. Các biến chứng có nguy cơ đe dọa tính mạng cũng có thể phát triển nếu tình trạng nhiễm trùng lan ra ngoài ruột.
Vi khuẩn Salmonella có thể gây nhiễm trùng nặng và nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em hoặc người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch kém. Dấu hiệu khởi phát gồm sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy… Nếu không bù điện giải và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng.
Dấu hiệu nhiễm khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella có thể tồn tại trong nước từ hai đến ba tuần, ở trong phân từ hai đến ba tháng, bị tiêu diệt ở 100 độ C trong vòng 5 phút và có thể diệt bởi chất sát khuẩn thông thường. Người bệnh có thể lây cho người khác ngay trong thời kỳ ủ bệnh, hoặc người khỏi bệnh mang vi khuẩn sau khi hết các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 2-20% người bệnh vẫn có thể thải vi khuẩn ra môi trường từ hai đến ba tháng sau khi hết các triệu chứng lâm sàng. Một số người bị nhiễm khuẩn mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác.
Khi nhiễm khuẩn Salmonella, người bệnh thường sốt, đau quặn bụng và tiêu chảy trong vòng 12 - 72 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Những người trưởng thành khỏe mạnh thường bị ốm từ bốn đến bảy ngày. Không ít người bị tiêu chảy nghiêm trọng đến mức bệnh nhân phải nhập viện. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhiễm vi khuẩn Salmonellacó thể dẫn đến việc sinh vật này đi vào máu và gây ra các bệnh nặng hơn như nhiễm trùng động mạch (tức là chứng phình động mạch bị nhiễm trùng), viêm nội tâm mạc và viêm khớp.
Thực phẩm nào có thể bị nhiễm Salmonella?
Bất cứ nguồn thực phẩm tươi sống nào có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia cầm, các sản phẩm bơ sữa, trứng và hải sản và một số loại trái cây, rau quả đều có thể bị nhiễm Salmonella. Do vậy, mọi người nên tránh ăn những loại thịt gia súc, gia cầm hay trứng sống hoặc chưa được nấu chín, các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.
Lưu ý, khi các chuyên gia cảnh báo mọi người không nên ăn những thực phẩm nhất định nào đó trong mùa dịch thì có nghĩa là thực phẩm đó không nên ăn ngay cả khi đã được chế biến hoặc nấu chín.
Xử trí khi bị nhiễm khuẩn Salmonella
Khi bị ngộ độc thực phẩm do Salmonella, quan trọng nhất là bù đắp đủ các chất lỏng và chất điện phân đã mất do bị tiêu chảy. Khi nhiễm vi khuẩn Salmonella nên uống nước hoặc các chất lỏng bổ sung. Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bệnh nhân với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nên tránh các sản phẩm từ sữa. Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm độc.
Với những trường hợp bị nôn không ăn uống được, người bệnh kể cả trẻ nhỏ cũng có thể cần truyền tĩnh mạch.
Thông thường, không dùng kháng sinh và thuốc để ngăn tiêu chảy. Những phương pháp điều trị này có thể kéo dài "giai đoạn mang khuẩn" và sự nhiễm khuẩn. "Giai đoạn mang khuẩn" là khoảng thời gian trong và sau khi nhiễm khuẩn mà có thể lây nhiễm sang người khác. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để làm giảm các triệu chứng. Trong các trường hợp nặng hoặc đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh đặc hiệu diệt vi khuẩn Salmonella.
Phòng tránh ngộ độc do vi khuẩn Salmonella
Để phòng nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella, khi giết mổ súc vật, tuyệt đối không để phân, lông dây vào thịt và các phủ tạng khác. Lòng phải làm kỹ, rửa sạch, không để lẫn với thịt, phải luộc kỹ và ăn ngay, không nên để dành. Không ăn tiết canh, thịt tái...
Thức ăn dự trữ hoặc còn thừa phải được nấu lại trước khi ăn. Cần cảnh giác với những món nguội như thịt đông, patê, giò, chả... vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nên cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, không để quá lâu. Với thức ăn sau khi nấu chín cần ăn ngay. Nếu để lại cần để nguội đồ ăn và nhớ cho vào tủ lạnh ngay, chậm nhất là 4 giờ sau khi nấu xong. Hạn chế ăn ở những nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, hãy để thịt sống, trái cây chưa rửa sạch cách xa các thực phẩm đã nấu chín. Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn ở những nơi cung ứng đáng tin cậy, có điều kiện bảo quản tốt. Rửa tay thật sạch trước và sau khi xử lý, chế biến thực phẩm. Rửa trái cây, rau xanh dưới vòi nước chảy. Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.
Từ lâu, các nghiên cứu khoa học đã khẳng định âm nhạc có tác dụng giảm đau và chữa lành căng thẳng. Vì vậy, một số bệnh viện tại Hà Nội đã tổ chức không gian âm nhạc, để bệnh nhân, người nhà và cả các thầy thuốc được thư giãn.
Hiện nay, ngày càng nhiều người dân tìm kiếm thông tin về sức khỏe trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, bên cạnh những bác sĩ uy tín, nhiều người vẫn dễ dàng tin vào lời hứa "thần kỳ" của các "thần y" online lừa đảo.
Bắt đầu từ ngày 17/2, Hà Nội triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi, bao gồm cả trẻ vãng lai.
Trước những lo ngại về tình hình số ca mắc cúm gia tăng, số lượng người dân quan tâm, tìm hiểu về vaccine cúm tăng cao.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức ngay chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025, không để muộn quá một tháng kể từ khi nhận được vaccine.
Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội, vừa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: "Cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh cúm theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới".
0