Nhiên liệu điện tử E-fuel có phải một lựa chọn 'xanh'?

Mới đây, sau nhiều tháng đàm phán để giải quyết bất đồng nội khối, Đức và EU thông báo đã đạt được thỏa thuận về tương lai của ôtô sử dụng động cơ đốt trong. Theo đó, các loại xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong vẫn được đăng ký sau năm 2035, với điều kiện chỉ sử dụng nhiên liệu trung hòa về khí hậu, mở ra cánh cửa đối với các phương tiện sử dụng nhiên liệu điện tử E-Fuel. Vậy chính xác nhiên liệu điện tử là gì?

 Dầu hỏa điện tử, e-methane hoặc e-methanol đều là những ví dụ về nhiên liệu điện tử. Chúng được sản xuất bằng cách sử dụng điện tái tạo từ hydro và thu giữ khí thải CO2. Thông thường, các loại nhiên liệu được sử dụng trong động cơ đốt trong sẽ giải phóng CO2 vào khí quyển. Tuy nhiên, nếu lượng khí thải đó tương đương với lượng khí CO2 được lấy ra từ khí quyển để sản xuất nhiên liệu, thì về tổng thể, loại nhiên liệu đó trung hòa carbon. Công nghệ này đang ở giai đoạn phát triển ban đầu và nhiên liệu điện tử vẫn chưa được sản xuất ở quy mô lớn.

Hiện hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn đang tập trung phát triển xe điện chạy bằng pin - một công nghệ đã phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, nhược điểm của pin điện là làm tăng trọng lượng của xe, dẫn đến tốn năng lượng hơn.

Một số hãng ô tô như Piech, Porsche và Mazda rất ủng hộ công nghệ nhiên liệu điện tử. Nhà máy sản xuất e-fuel cho mục đích thương mại đầu tiên trên thế giới được khai trương tại Chile vào năm 2021, với sự hỗ trợ của Porsche. Ngoài ra, BMW đã đầu tư 12,5 triệu USD vào công ty khởi nghiệp nhiên liệu điện tử Prometheus Fuels.

Tuy vậy, vẫn có những tranh cãi về liệu nhiên liệu điện tử có thực sự làm cho ngành ô tô bớt phát thải hơn?

Những người ủng hộ E-fuel cho rằng nhiên liệu điện tử cung cấp một lộ trình để cắt giảm lượng khí thải CO2 hiện có mà không cần phải thay thế chúng bằng ô tô điện.

Trong khi đó, những người phản đối chỉ ra rằng việc sản xuất nhiên liệu điện tử rất tốn kém và tốn nhiều năng lượng. Do chi phí sản xuất cao, một số người cho rằng nhiên liệu điện tử chỉ nên được dùng khi không còn lựa chọn nào khác, chẳng hạn các lĩnh vực khó khử cacbon như ngành hàng không.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong phiên xét xử diễn ra ngày 25/4, sau khi nghe các tranh luận tại Tòa án Tối cao Mỹ ở thủ đô Washington, các thẩm phán bày tỏ sự hoài nghi đối với những lập luận của cựu Tổng thống Donald Trump về quyền miễn trừ đối với nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử mang lại thắng lợi cho đương kim Tổng thống Joe Biden.

Hôm nay, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Trong nỗ lực thúc đẩy thói quen bền vững vào cuộc sống hàng ngày, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Dubai đã giới thiệu những bộ thìa dĩa được làm từ rơm lúa mì, có thể cắm xuống đất sau khi sử dụng để các hạt giống được gắn ở phần cán của chúng mọc lên thành các loại thảo mộc hoặc rau củ.

Thành phố Venice (I trở thành talia) đã trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới áp dụng thu phí đối với khách du lịch. Mức phí tham quan 5 euro (khoảng 135 nghìn đồng) được chính quyền Venice áp dụng từ ngày 25/4 nhằm giảm bớt lượng du khách tới thành phố.

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh cho biết, lượng băng biển thấp kỷ lục vào cuối năm 2023 đã làm giảm số lượng chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực. Đây là loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới và là một trong hai loài đặc hữu ở vùng cực nam của trái đất.

Nhiều người dân Palestine tại thành phố Rafah ở Dải Gaza hiện đang thu dọn đồ đạc để di tản đến thành phố Deir al-Balah và các khu vực khác trước nguy cơ quân đội Israel chuẩn bị thực hiện một cuộc đổ bộ vào thành phố này.