Nhiệt điện Uông Bí tiết kiệm, giảm chi phí trong sản xuất
Giải pháp tiết kiệm chi phí trong công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa
Để tiết kiệm chi phí trong công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa, Công ty đã đưa ra kế hoạch mua sắm và tổ chức thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật và quy định của EVN. Lập danh sách cụ thể các mặt hàng cần mua sắm và đấu thầu, mức giá, số lượng cần mua sắm và thời gian cần thiết cho quá trình mua sắm và đấu thầu. Điều này sẽ giúp cho việc cân nhắc và lựa chọn sản phẩm, lựa chọn được nhà cung cấp đủ năng lực và giá cả theo kết quả đấu thầu công khai, minh bạch, từ đó giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết.
Áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong công tác mua sắm hàng hóa và đấu thầu, đó là áp dụng phần mềm quản lý mua sắm, đấu thầu, phân tích dữ liệu và các công cụ khác để giúp quản lý tốt hơn các hoạt động mua sắm và đấu thầu.
Xây dựng nhu cầu thiết yếu, có lộ trình về thời gian sử dụng, tránh trường hợp mua sắm nhưng chưa sử dụng, để tồn kho. Thực hiện chặt chẽ quy trình mua sắm và đấu thầu bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan, giảm thiểu các bước không cần thiết và tối ưu hóa các tiêu chuẩn và quy trình của Công ty để đảm bảo rằng mọi thủ tục mua sắm và đấu thầu đều được tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình, tránh tình trạng lãng phí chi phí không cần thiết. Đồng thời giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến đấu thầu, tránh được các rủi ro pháp lý và tiết kiệm chi phí cho Công ty.
Hiện nay, phần lớn các gói thầu mua sắm hàng hóa của Công ty đều được đấu thầu rộng rãi qua mạng, tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn tài liệu, chi phí gửi hồ sơ mời thầu.
Giải pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất điện
Áp dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, cụ thể là với nhiều ứng dụng phần mềm nghiệp vụ, như: ứng dụng văn phòng điện tử Digital-Office, phần mềm quản lý nguồn nhân lực (HRMS), phần mềm (E-Learning), ứng dụng công nghệ trên “Website tổng hợp các khiếm khuyết của tổ máy https://thkk.nhietdienuongbi.com.vn/”, ứng dụng “Nhật ký vận hành điện tử”, phần mềm Quản lý kỹ thuật (PMIS)…Việc áp dụng các phần mềm ứng dụng giúp cho các đơn vị, phòng chuyên môn nghiệp vụ rút ngắn được thời gian xử lý công việc, tăng năng suất và hiệu quả công việc, giảm nhân lực, tiết kiệm được thời gian, chi phí lưu trú, chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm.
Bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, căn cứ vào thời điểm và nhu cầu sản xuất/làm việc để đổi chế độ vận hành thiết bị, hạn chế vận hành các thiết bị tiêu thụ công suất điện lớn khi không cần thiết, không để các thiết bị điện hoạt động không tải. Thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng, cải tiến, thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp bằng các thiết bị, công nghệ tiên tiến có hiệu suất cao và tiết kiệm điện.
Giải pháp bằng tạo ý thức, thói quen
Thông qua hội nghị, tọa đàm, sinh hoạt Chi bộ, mạng xã hội, website, trang Fanpage để tuyên truyền sâu rộng tới toàn bộ CBCNV và người lao động về thực hành tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm điện bằng cách tận dụng ánh sáng tự nhiên, tắt các thiết bị điện không cần thiết, sử dụng điều hòa với nhiệt độ phù hợp; vào giờ cao điểm chủ động tắt 50% các bóng điện chiếu sáng tại các khu nhà điều hành của Công ty, hạn chế sử dụng thang máy để giảm chi phí tiêu thu điện năng. Từ những nhận thức và hành động của mỗi người, ý thức tiết kiệm điện trở thành thói quen không chỉ riêng ở nơi làm việc mà còn trong các gia đình, khu dân cư, cộng đồng xã hội.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
0