Nhiệt độ các đại dương tăng kỷ lục trong tháng 2/2024

Trong tháng 2/2024, các đại dương trên thế giới đã lập kỷ lục nhiệt độ mới. Xu hướng ấm lên này đã trở thành mối đe doạ lớn đối với biến đổi khí hậu và hệ sinh thái toàn cầu.

Theo đó, các nhà khoa học của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, nhiệt độ đại dương đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng 2 vừa qua, với nhiệt độ bề mặt biển toàn cầu trung bình đạt 21,06 độ C. Mức nhiệt này đã phá vỡ kỷ lục trước đó là 20,98 C được thiết lập vào tháng 8/2023.

Đại dương ấm lên trở thành mối đe doạ với hệ sinh thái toàn cầu

Đại dương ấm lên sẽ làm giảm lượng oxy trong nước biển và khả năng hấp thụ CO2, dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng đối với đời sống động, thực vật trong lòng đại dương. Thậm chí, tình trạng này còn làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan.

Ông Carlo Buontempo, Giám đốc Cơ quan Theo dõi Biến đổi Khí hậụ của Liên minh châu Âu cho biết: "Có những tác động trực tiếp đến hệ sinh thái biển, đến nghề cá, đến tất cả những gì liên quan đến sự sống ở đại dương, sau đó là các tác động đến khí hậu, đến bầu khí quyển, và tất cả những gì liên quan đến sự sống trong đại dương. Nhiệt độ nóng hơn, đại dương ấm hơn, làm cho một số hiện tượng khí hậu trở nên dữ dội hơn."

Một số hiện tượng khí hậu trở nên dữ dội hơn

Hiện tượng nước biển nóng lên được nhận định là do các đại dương hấp thụ phần lớn nhiệt lượng do các khí gây hiệu ứng nhà kính và hiện tượng thời tiết El Nino trên toàn cầu. Sau nhiều tháng nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục, các nhà sinh học biển đã cảnh báo rằng thế giới đang đứng trước hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt lần thứ tư, có thể khiến nhiều rạn san hô nhiệt đới ở Nam bán cầu chết dần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phòng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học Nga thông báo một cơn bão từ cực mạnh cấp G4 đã bắt đầu xuất hiện trên Trái đất. Cơn bão có thể kéo dài từ 20 đến 40 tiếng và Trái đất đang bắt đầu chìm trong một đám mây plasma.

Hôm qua (11/5), các nước NATO đã tiến hành cuộc tập trận quân sự chung tại Estonia, nhằm thực hành triển khai quân đội một cách nhanh chóng để hỗ trợ đồng minh trong trường hợp bị tấn công.

Hệ thống y tế ở thành phố Rafah ở cực nam của Gaza đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng sau cuộc không kích mới đây của Israel. Hiện tại, thành phố này chỉ còn lại duy nhất một bệnh viện đang hoạt động chật vật khi thiếu nguồn cung y tế.

Với 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 25 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 10/5 đã thông qua nghị quyết chấp nhận Palestine là thành viên thứ 194 của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, dự kiến Mỹ sẽ phủ quyết nghị quyết này tại Hội đồng Bảo an, đài RT đưa tin.

Sau khi Tổng thống Mỹ từ chối cung cấp một số vũ khí cho Israel, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông hy vọng ông và Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể giải quyết những bất đồng về cuộc chiến ở Gaza.

Ba người đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt chở khoảng 20 hành khách bị rơi từ trên cầu xuống sông Moika ở thành phố St Petersburg của Nga.