Nhiều bệnh nhân phải nhập viện phẫu thuật do xoắn tinh hoàn

Chỉ trong vòng 2 tuần, các bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận và điều trị 7 trường hợp xoắn tinh hoàn. Trong đó có 6 ca phải cắt tinh hoàn đều là bệnh nhân trẻ chưa lập gia đình, có bệnh nhân còn đang điều trị vô sinh.

PGS. TS Nguyễn Quang – Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam đang thăm khám cho người bệnh.

ThS.BS Nguyễn Duy Khánh, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: "Trong mùa Thu Đông, xoắn tinh hoàn xảy ra với tần suất dày đặc. Tỷ lệ xoắn tinh hoàn xảy ra đột ngột ở mọi lứa tuổi ở cả trẻ em, thanh niên, thậm chí người cao tuổi". 

Những trường hợp xoắn tinh hoàn thông thường có những dấu hiệu sau: Đau đột ngột dữ dội vùng bìu, nôn, buồn nôn, tinh hoàn treo lên cao.

ThS.BS Nguyễn Duy Khánh – Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang thăm khám cho người bệnh.

Xoắn tinh hoàn hay bị nhầm lẫn với viêm tinh hoàn làm chậm chễ quá trình điều trị đặc biệt tác các tuyến y tế cơ sở, mất đi “thời gian vàng” để cứu lấy tinh hoàn trong mổ. Đây là một trong những cấp cứu ngoại khoa cần chẩn đoán và xử lý nên các bạn trẻ khi có các biểu hiện trên nên để ý để đến bệnh viện kịp thời.

Theo PGS. TS Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam, xoắn tinh hoàn không chỉ để lại những hậu quả nặng nề về chức năng sinh sản, những rối loạn về nội tiết của bệnh nhân mà còn những rối loạn tâm lý. Bệnh nhân thông thường sẽ mặc cảm, tư ti trong cuộc sống, thông thường phải đặt tinh hoàn nhân tạo với mục đích thẩm mỹ, tuy nhiên không có chức năng về mặt nội tiết và chức năng sinh sản. Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các triệu chứng đau đột ngột ở vùng bìu, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng và hậu quả đáng tiếc.

hinh anh tac gia

Trà My

tramy.nguyen@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước diễn biến phức tạp của bệnh do virus Marburg tại các nước Châu Phi, Bộ Y tế đã ra công văn yêu cầu các địa phương trong cả nước có biện pháp tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2. Luật có hiệu lực từ ngày 01/1/2024.

Tiêm chủng, truy vết, lấy mẫu, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19... tất cả những công việc này đều được đội ngũ y tế cơ sở thực hiện thuần thục. Có thể thấy rằng, sau hơn 2 năm cả nước chống chọi với dịch COVID-19, đội ngũ y tế tại cơ sở đã trở thành đội ngũ tinh nhuệ về nhiều mặt.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận hai trường hợp bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Để chủ động phòng chống bệnh liên cầu khuẩn lợn, Sở Y tế Hà Nội mới đây đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường phòng, chống bệnh liên cầu khuẩn lợn trên người. Phóng viên thời sự đã có cuộc phỏng vấn với ông Vũ Cao Cương Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khi giao mùa như hiện nay, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Khi bị nhiễm virus, vi khuẩn, người bệnh cần cảnh giác với biến chứng viêm cơ tim. Đây là bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong và di chứng cao nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.