Nhiều bệnh viện đồng loạt điều chỉnh giá khám dịch vụ
Từ ngày 15/8, các cơ sở khám chữa bệnh được áp dụng khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 13/2023/TT- BYT Quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước cung cấp do Bộ Y tế ban hành.
Theo đó, khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu quy định tại Thông tư 13 đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1, tối thiểu là 100.000 đồng/lượt và tối đa là 500.000 đồng/lượt. Cơ sở khám, chữa bệnh khác, giá tối thiểu 30.500 đồng và tối đa 300.000 đồng/lượt. Trường hợp mời bác sĩ trong nước, nước ngoài đến khám, tư vấn sức khỏe, giá được thực hiện theo thỏa thuận giữa cơ sở khám chữa bệnh và người sử dụng dịch vụ.
Bệnh viện Bạch Mai
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho hay, Thông tư số 13/2023/TT- BYT là tiền đề của việc thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực về tính đúng, tính đủ giá khám chữa bệnh.
Thông tư này cho thấy, Bộ Y tế cho phép dải giá khám bệnh cũng như giường bệnh rộng để các bệnh viện áp dụng theo điều kiện của mình. “Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh chỉ áp dụng ở nhóm đối tượng tự nguyện đăng ký khám chữa bệnh theo yêu cầu. Tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 15/8, chúng tôi chạy 'demo' việc triển khai khám chữa bệnh theo yêu cầu theo quy định tại Thông tư 13"- Giám đốc Đào Xuân Cơ nói.
Theo đó, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Bạch Mai từ hôm nay như sau: Giá khám do giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ cao cấp thực hiện là 400.000 đồng; giá khám do tiến sĩ, bác sĩ CKII thực hiện là 350.000 đồng, do thạc sĩ, bác sĩ thực hiện là 300.000 đồng.
Trước thời điểm này, tại Bệnh viện Bạch Mai, trong 3 năm qua, hầu hết giá khám và giá dịch vụ khác đều là theo giá BHYT. Gá khám theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai đối với giáo sư, phó giáo sư là 150.000 đồng/ lượt; tiến sĩ và bác sĩ CKII là 120.000 đồng/lượt; Thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa 1 là 70.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, theo ông Đào Xuân Cơ, mức thu như vậy ở một bộ phận người dân khám theo yêu cầu.
Bệnh viện Việt Đức
Theo đại diện lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức, hiện bệnh viện điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo yêu cầu theo khung quy định tại Thông tư số 13/2023/TT- BYT của Bộ Y tế, những dịch vụ trước đây có mức cao hơn sẽ được chỉnh xuống, nếu thấp sẽ được điều chỉnh lên.
Cụ thể, từ ngày 14/8/2023, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Việt Đức áp mức chung là 500.000 đồng (gồm khám theo yêu cầu 1, khám theo yêu cầu 4 và khám chuyên gia), không còn chia ra các mức khám như trước đây. Một số dịch vụ cũng được điều chỉnh giảm như giá siêu âm giảm từ 300.000 đồng xuống 196.000 đồng, siêu âm tim giảm từ 500.000 đồng xuống 380.000 đồng; siêu âm đầu dò âm đạo, trực tràng giảm từ 500.000 xuống 287.000 đồng...; chụp XQ số hoá giảm từ 300.000 đồng xuống 227.000 đồng...
"Đây là chi phí dịch vụ theo yêu cầu, bảo hiểm y tế không chi trả. Bác sĩ có trách nhiệm giải thích với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về việc chỉ định các dịch vụ kỹ thuật này"- đại diện lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức nói.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện giá khám theo yêu cầu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tối đa 300.000 đồng/ lượt, không có sự phân biệt giáo sư hay bác sĩ giỏi khám.
Về giá giường bệnh dịch vụ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hiện là 2,2 triệu/ giường/ phòng. Tuy nhiên, bệnh viện chỉ có 7 phòng bệnh có giường ở mức giá này. Giường dịch vụ thấp nhất giá 320.000 đồng/ giường.
Bệnh viện Nhi Trung ương
Đại diện lãnh đạo Bệnh viện Nhi cho biết, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại đây được thực hiện theo khung quy định trong Thông tư số 13/2023/TT- BYT.
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Còn theo ông Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện thực hiện thời gian qua đều dưới mức tối đa theo quy định nên đến thời điểm này, bệnh viện chưa có sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Hiện bệnh viện vẫn áp dụng giá khám từ 100.000 - 500.000 đồng/lượt, với thời gian trong và ngoài giờ hành chính.
Lãnh đạo một số bệnh viện cũng khẳng định, Thông tư số 13/2023/TT- BYT tạo điều kiện cho các bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo cơ hội cho bệnh viện có nguồn lực tài chính. Quy định này giúp cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều được hưởng lợi, đồng thời tạo điều kiện để các bệnh viện lựa chọn được mức giá phù hợp theo cơ chế thị trường./.
Tổng hợp
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0