Nhiều cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu

Theo nhận định của các chuyên gia, dư địa cho xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng cuối năm sẽ còn rộng mở và có thể cán đích với mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt 6%.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2024 tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 370 tỉ đô la Mỹ, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu ước đạt trên189 tỉ đô la Mỹ,  tăng hơn 14%.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết kết quả xuất nhập khẩu nửa đầu năm nay rất khả quan, với mức tăng trưởng xuất nhập khẩu trung bình đang ở mức hai con số, khoảng 14 đến 16%, đang duy trì mức xuất siêu 8 đến 10 tỷ USD Mỹ. Nhóm sản phẩm công nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn khoảng 85%, các mặt hàng nông sản dù chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng đà tăng trưởng khá thuận lợi.

Dù nhiều thị trường trọng điểm của Việt Nam gặp khó khăn, hoạt động xuất khẩu vẫn khởi sắc do hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua được triển khai có hiệu quả, đồng thời nhiều ngành hàng đã chủ động đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới...

6 tháng đầu năm, xuất khẩu các mặt hàng nông sản có đà tăng trưởng khá thuận lợi.

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, đánh giá: "Tôi cho rằng kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 khá ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP đạt 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi thương mại mạnh mẽ, trong đó xuất khẩu tăng 14,5% và nhập khẩu tăng 17% so với năm ngoái”.

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương, các hoạt động xúc tiến thương mại phải có trọng tâm trọng điểm, phải có kế hoạch. Xúc tiến thương mại không những với thị trường nước ngoài còn phải xúc tiến thương mại trong nước, phối hợp với các địa phương, đặc biệt là phải có sự liên kết vùng, liên kết giữa các khu vực và liên kết giữa các hiệp hội ngành nghề.

Áp lực đối với thị trường xuất khẩu vẫn còn nhiều vì kinh tế toàn cầu cuối năm khó đoán định, nhiều bất ổn tác động đến cước vận tải biển.

Để dồn lực xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2024, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên khai thác các thị trường mà Việt Nam tham gia kí kết các Hiệp định thương mại tự do(FTA); đồng thời rà soát các mặt hàng, thị trường trọng tâm, trọng điểm cần được ưu tiên để thực hiện xúc tiến thương mại trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội mua sắm năm 2024 được tổ chức từ ngày 20 - 24/12/2024 tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực. Một trong những điểm sáng kinh tế của Hà Nội năm qua đó là kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thủ đô.

Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11 năm nay, thông qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế đã thu hồi trên 4.200 tỷ đồng của hơn 6.600 người nợ thuế.

Lễ khai mạc “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” đã diễn ra tại Công viên Cầu Giấy (phường Dịch Vọng) vào tối 20/12. Sự kiện được Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy tổ chức.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội tổ chức Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần thứ 3 tại huyện Thanh Oai (từ ngày 20 - 24/12/2024) và tại quận Bắc Từ Liêm (từ ngày 26/12 - 29/12/2024).

Để đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ, chất lượng và giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trên địa bàn Hà Nội đã chủ động lên kế hoạch sản xuất, nhập hàng từ sớm.