Nhiều địa phương chủ động quỹ đất đấu giá 2024

Thu từ đấu giá đất là nguồn lực quan trọng để đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Do đó, ngay từ cuối năm 2023 và đầu 2024, nhiều địa phương trên địa bàn thủ đô đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng các khu đất đấu giá để triển khai tổ chức đấu giá vào quý III và quý IV năm nay.

Có quy mô 4,5ha, Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Đồng Cá xã Phú Hòa đang được huyện Phúc Thọ đôn đốc nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng để thu hút các nhà đầu tư. Với tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng, khu vực này sẽ được tạo mặt bằng sạch, hạ tầng cơ bản để huyện Phúc Thọ tổ chức đấu giá cả khu cho các nhà đầu tư lớn. Đây là khu đất có vị trí thuận lợi khi chỉ cách trung tâm huyện gần một km, giáp khu dân cư hiện hữu nằm giáp đường liên xã Phúc Hòa - Long Xuyên. Hạ tầng này phù hợp cho các nhà đầu tư xây dựng khu nhà ở đồng bộ có kiến trúc cảnh quan hiện đại.

Được khởi công vào tháng 9/2023, nhà thầu xây dựng ở đây đang nỗ lực hoàn thiện để bàn giao cho huyện vào tháng 3/2024.

Nhiều địa phương chủ động quỹ đất đấu giá 2024

Với các huyện ngoại thành Hà Nội, nguồn thu từ đấu giá đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách. Và đây cũng là nguồn thu chính để tái đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Do đó ngay từ quý IV năm 2023 và quý I năm 2024, nhiều huyện như Thanh Trì, Thường Tín, Đông Anh… đã tích cực triển khai xây dựng hạ tầng các khu đất đấu giá. Các khu vực được lựa chọn, ưu tiên tại các làng nghề, nơi người dân có nhu cầu cao và tiếp giáp các tuyến giao thông trọng điểm có kết nối thuận lợi để thu hút người dân có nhu cầu sử dụng và các nhà đầu tư.

Luật Đất đai 2024 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Trong thời gian một năm sẽ có nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn được Chính phủ và các Bộ ngành ban hành để luật đi vào cuộc sống. Trong lĩnh vực đấu giá đất việc xác định giá khởi điểm cũng sẽ được luật quy định chi tiết, tháo gỡ các vướng mắc giúp các địa phương triển khai được thuận lợi. Năm 2024, chưa phải là thời gian luật có hiệu lực, tuy nhiên việc xác định giá khởi điểm đất đấu giá cũng đang được các địa phương của Hà Nội nghiên cứu triển khai đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật Đất đai mới sửa đổi, đảm bảo tính đồng bộ về mặt chính sách. Đồng thời giúp cho việc định giá sát với thị trường, tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.

Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.

Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.

Nhiều dự án bất động sản (BĐS) ách tắc pháp lý trong thời gian dài đã khiến cho lượng hàng tồn kho không thể "thoát" được, trong khi các khoản phải chi của các doanh nghiệp tăng mạnh.