Nhiều dịch vụ biến tướng tại lễ hội

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 457 yêu cầu, các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội xuân theo quy định, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục tập quán của từng địa phương. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên thời sự, tại một số di tích trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn không ít tình trạng lộn xộn, thiếu văn minh, nhiều dịch vụ biến tướng mê tín dị đoan.

Đền Sái, huyện Đông Anh... 10.000 đồng cho một quẻ bói đầu năm, ai muốn vào xóc thì phải mua vé… Đến chốn linh thiêng, nhiều người tin rằng có thể dung tiền để đoán vận mệnh…. Vì thế đoàn người cứ nối nhau vào bên trong Đền để xin quẻ. Bên trong chính điện thì đông đúc người rút thẻ. Còn ở khu vực phía sau đền Sái, hàng chục thầy bói trải chiếu, bày sách, bài tây ngay dưới tấm biển cấm của UBND xã Thụy Lâm. Thậm chí, nhiều người đeo thẻ thành viên của ban quản lý di tích.

Sau khi nói hết những lời vàng, ý ngọc, người xem bói, giải quẻ phải trả cho thầy một khoản “tùy tâm”. Nhưng “tùy tâm” cũng phải trong định mức. Sau khi rút quẻ và được xem bói, không ít người nhận ra trò lừa đảo của các ông đồng, bà cốt ở đây. Không khó để nhận ra, chiêu bài của các thầy bói nơi đây, bốc lá rô thì có công danh, sự nghiệp; lá cơ là đường tình duyên; lá tép là tiền tài; còn ai sui rủi bốc vào lá bích thì gặp nhiều vận hạn

Còn tại chùa Hà ở quận Cầu Giấy, rằm tháng Giêng nườm nượp người đến cúng lễ. Theo quan niệm của dân gian, đến chùa là phải có Tiền “hương nhang”, tiền“giọt dầu”. Vì vậy, dịch vụ đổi tiền lẻ, ăn chênh lệch thường diễn ra với đủ mệnh giá. Ngay khi khách có nhu cầu, tiền lẻ được cất kỹ mới được chủ hàng lấy ra. Và dĩ nhiên, sẽ có chênh lệch khi khách đổi

Theo Nghị định số 96 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.

Chuyện cũ nhưng năm mới nào cũng tái sinh. Mặc dù trước đó, đều đặn hàng năm, công tác tổ chức, quản lý lễ hội lại được rút kinh nghiệm, các văn bản chỉ đạo và giải pháp lại được ban hành. Những “biến tướng” này rất cần được các cơ quan chức năng làm rõ và có biện pháp xử lý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên, Hà Nội, đang xác minh đơn tố giác Lê Thị Bích Ngọc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 20/9, phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn hai bước sang phần xét hỏi, làm rõ sai phạm của các bị cáo trong việc thực hiện chủ trương của bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn.

Xe bồn chở xăng đi vào vào đường hỗn hợp dành cho xe mô tô, xe thô sơ trên quốc lộ 5 (Hải Dương) gây tai nạn khiến người đi xe máy chết thương tâm.

Thời gian gần đây, khi các tân sinh viên bắt đầu làm thủ tục nhập học, lợi dụng thời điểm này các đối tượng xấu lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm, chủ quan của các bạn trẻ để gửi các tin nhắn lừa đảo đóng học phí.

Vào rạng sáng 19/9, trên cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng giữa hai xe khách khiến hai người tử vong và nhiều người bị thương.

Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 445.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu khống, rút tiền từ Ngân hàng SCB và chuyển một lượng lớn tiền ra nước ngoài.