Nhiều điểm mới về điều kiện an toàn phòng cháy

Xuất phát từ vấn đề thực tế của công tác quản lý Nhà nước về PCCC, Nghị định 50 sửa đổi, bổ sung có những đặc điểm tạo nhiều điều kiện dễ dàng hơn cho người dân, giảm nhiều thủ tục hành chính, tiến tới việc chuyển đổi số trong lĩnh vực PCCC.

Nghị định 50 mới đây của Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới quan trọng so với Nghị định 136 năm 2020 và Nghị định 83 về hướng dẫn Luật PCCC, bước đầu mang đến những hiệu quả cho công tác quản lý cũng như nâng cao điều kiện an toàn phòng cháy.

Từ 15/5, theo nghị định 50, các phường sẽ quản lý toàn bộ các căn nhà dưới 5 tầng.

Trước đây, đối với những cơ sở từ 3 tầng trở lên và được thành lập theo luật lưu trú sẽ được cấp Công an quản lý, còn dưới 3 tầng sẽ thuộc thẩm quyền của UBND các phường. Từ 15/5, theo nghị định 50, các phường sẽ quản lý toàn bộ các căn nhà dưới 5 tầng.

Đây cũng là loại hình tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, do đó lực lượng Cảnh sát PCCC quận đã phối hợp cùng UBND các phường rà soát đánh giá, phân loại và bàn giao các loại hình.

Lực lượng Cảnh sát PCCC quận đã phối hợp cùng UBND các phường rà soát đánh giá PCCC, phân loại và bàn giao các loại hình nhà trọ.

Tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, căn nhà này có 4 tầng, 1 tum gồm 6 phòng cho thuê. Theo quy định mới, thay vì lực lượng Cảnh sát PCCC Quận quản lý, từ nay các loại hình nhà dưới 5 tầng thuộc quyền quản lý của cấp phường.

Mỗi hộ gia đình được UBND phường yêu cầu trang bị một bình chữa cháy xách tay để bố trí trong nhà, kịp thời xử lý nhanh nhất theo phương châm “4 tại chỗ” các sự cố cháy, nổ mới phát sinh, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cháy nổ gây ra.

Mỗi hộ gia đình được UBND phường yêu cầu trang bị một bình chữa cháy xách tay để bố trí trong nhà.

Theo lực lượng Cảnh sát PCCC Hà Nội, những khu dân cư có ngõ nhỏ, ngách nhỏ với dân cư đông đúc, hệ thống dây điện chằng chịt là những thách thức trong công tác PCCC. Việc tự trang bị bình chữa cháy xách tay tại mỗi hộ gia đình, tại nơi làm việc, nơi cư trú là việc làm có ý nghĩa thiết thực, phát huy triệt để “thời gian vàng” 5 phút kể từ khi vụ cháy xảy ra.

Hiện Hà Nội có hơn 1.200 tuyến phố không tiếp cận được bằng xe chữa cháy chuyên dụng. Đối với những ngõ ngách nhỏ, ngay cả xe chữa cháy mini từng được Hà Nội giới thiệu là nhỏ gọn cũng không có cách nào tiếp cận.

Nghị định 50 được ban hành bên cạnh đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý còn đưa ra những phương án chữa cháy, kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).

Báo cáo nhanh của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về cơn bão số 3 cho biết tính đến 16h chiều 7/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng khoảng 213 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình và các nền tảng số của Đài.

Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã đưa dân sống ở các khu chung cư, nhà xuống cấp, nguy hiểm đến nơi trú an toàn theo chỉ đạo của Thành ủy.