Nhiều doanh nghiệp 'khát' mặt bằng để mở rộng sản xuất
Doanh nghiệp không yên tâm mở rộng quy mô sản xuất
Nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của đối tác đến từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, doanh nghiệp này đã đầu tư mua sắm các loại máy móc, thiết bị tiên tiến để gia công cơ khí và cắt laser. Thế nhưng, với không gian sản xuất chật hẹp đang khiến doanh nghiệp không yên tâm mở rộng quy mô sản xuất.
Anh Lê Hiền Chính - Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam chia sẻ, khi đối tác về thăm xưởng, họ rất băn khoăn về cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Do hạn chế về thời hạn hợp đồng nên doanh nghiệp không dám đầu tư một cách bài bản. Điều này phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sản xuất, khiến doanh nghiệp không thể phát huy hết tiềm năng kinh tế.
Không những chật chội, mặt bằng của một số cơ sở sản xuất tại làng nghề còn nằm ngay trong khu dân cư, không đảm bảo cho việc sản xuất, nhất là vấn đề môi trường. Đây chính là rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mong muốn cấp thiết nhất là sớm có được mặt bằng sản xuất rộng, vừa đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường
Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn - Thúc đẩy phát triển kinh tế
Hà Nội luôn xác định cộng đồng doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Thủ đô, tiếp tục thực hiện phương châm đi cạnh, đứng cùng doanh nghiệp, Thành phố sẽ tổ chức 6 hội nghị gặp mặt theo các chuyên đề khác nhau, nhằm tạo kênh trao đổi thiết thực, hiệu quả, nắm bắt tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh: "Đầu tiên, hỗ trợ về tài chính, giảm nhẹ gánh năng tín dụng là những giải pháp cực kỳ quan trọng và cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Thứ hai là tiếp tục tháo gỡ khó khăn về thể chế, quy hoạch và các yếu tố liên quan đến pháp lý để các dự án được triển khai. Thứ ba là đẩy nhanh các hoạt động về giải ngân, đầu tư nhanh về quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp mới, để doanh nghiệp tiếp cận với những điều kiện tốt hơn."
Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển ổn định cũng là giải pháp vừa giúp khẳng định vị thế hàng Việt, vừa góp phần phát triển kinh tế Thủ đô, hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất, kinh doanh ổn định, bền vững.
Ngày 19/11, Cục Thuế Đắk Lắk chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 thuộc Tập đoàn Xuân Thiện đến Công an tỉnh để điều tra dấu hiệu trốn thuế.
Bộ Tài chính vừa kết luận việc thanh tra chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Công ty mẹ - Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng, Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên, từ ngày 21/6/2024 đến ngày 2/8/2024.
Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.
Ngày 15/11, ông Đậu Minh Thanh, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng, đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD).
Theo thống kê, có 19 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần tới từ 18/11- 22/11; trong đó, 18 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, đa số ở mức cao 50 - 70%.
Uỷ ban Chứng khoán vừa xác nhận Vinpearl đã hoàn tất đăng ký công ty đại chúng, một bước quan trọng để niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
0