Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện trách nhiệm tái chế

Từ 1/1 năm nay, quy định thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực. Các nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm như pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của mình sau khi người tiêu dùng thải bỏ. Tuy lần đầu tiên phải thực hiện nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) lớn đã sẵn sàng thực hiện.

Doanh nghiệp (DN) Unilever Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng thực hiện trách nhiệm tái chế từ vài năm trước. Đầu tiên là cải tiến bao bì các sản phẩm. Hiện 63% bao bì đã có khả năng tái chế, bước tiếp theo, DN chủ động tìm các đối tác để thu gom, tái chế. Trong ba năm qua, DN đã tái chế được 25.000 tấn nhựa bao bì sản phẩm của chính mình.

Còn tại doanh nghiệp Nestlé Việt Nam, các phương án thực hiện trách nhiệm tái chế cũng được triển khai nhiều năm qua để đón đầu quy định của pháp luật. Từ việc thực hiện các dự án quảng bá và giáo dục, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng đến việc thực hiện kê khai minh bạch khối lượng bao bì cần tái chế. Vì doanh nghiệp cũng là thành viên sáng lập và tham gia vào Liên minh Tái chế bao bì PRO Việt Nam nên cũng không quá nhiều thách thức khi lần đầu tiên thực hiện quy định này.

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện trách nhiệm tái chế

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam là một trong những nước đầu tiên của Đông Nam Á thực hiện chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và thực thi trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất bằng những quy định pháp lý rõ ràng, cụ thể chứ không chỉ là khuyến khích, định hướng.

Vẫn còn nhiều DN chưa biết rõ về trách nhiệm tái chế của mình

Tuy nhiên bên cạnh những tập đoàn, DN lớn, thực tế vẫn còn nhiều DN chưa biết rõ về trách nhiệm tái chế của mình. Bên cạnh đó năng lực tái chế của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, các nhà tái chế được cơ quan quản lý cấp phép khá ít ỏi. Đây sẽ là những thách thức trong thời gian đầu thực hiện quy định về trách nhiệm tái chế tại nước ta.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công đoàn Y tế Việt Nam vừa phối hợp với Cục quản lý Môi trường Y tế tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024 trong ngành Y tế.

Trên khắp đất nước, các cuộc thi tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy đang diễn ra sôi nổi, với sự tham gia tích cực từ các đội thi đến từ cấp quận, huyện.

Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ bao phủ BHYT gia tăng nhanh chóng, đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT, người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%. Người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Theo kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của thành phố Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm sẽ có 4 công viên mới được xây dựng trong thời gian tới.

Sáng nay (10/5) dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung ương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an, Luật Căn cước có hiệu lực từ 1/7/2024. Kể từ mốc này, tất cả người dân làm thủ tục để cấp thẻ căn cước sẽ được lấy dữ liệu sinh trắc học mống mắt cùng với vân tay và ảnh mặt.