Nhiều doanh nghiệp xi măng có nguy cơ phá sản

Thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài đã ảnh hưởng không ít ngành nghề liên quan, trong đó lượng tiêu thụ xi măng từ năm 2022 đến nay liên tục sụt giảm.

Các doanh nghiệp xi măng đã gánh chịu những tác động nặng nề do thời gian dài gần như không có dự án BĐS nào khởi công xây dựng.

Trong quý I/2024, CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên, CTCP Xi măng Bỉm Sơn và nhiều tên tuổi trong ngành xi măng ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan, thậm chí thua lỗ kéo dài.

Các công ty thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) lỗ gần 300 tỷ đồng, lợi nhuận âm 144 tỷ đồng. Hiệp hội Xi măng Việt Nam lo ngại việc sản xuất và tiêu thụ gặp khó khăn lớn có nguy cơ đẩy nhiều doanh nghiệp đến phá sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với những quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới.

Các Sở ngành chức năng đã đề xuất UBND Thành phố thu hồi ba dự án tại quận Nam Từ Liêm do chủ đầu tư để đất hoang hóa hàng chục năm không triển khai dự án, gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn tồn tại hàng trăm dự án nhà chung cư có vi phạm về quy hoạch, thiết kế xây dựng, nghĩa vụ tài chính hay phòng cháy chữa cháy khiến người mua nhà không được cấp sổ hồng.

Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã qui định rõ đơn vị kinh doanh bất động sản nếu không cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua sẽ bị phạt tùy theo mức độ vi phạm.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, mặt bằng giá chung cư trong thời gian tới vẫn khó giảm nhiệt.

Tính từ trung tuần tháng 3/2024 đến nay, cả nước có thêm 4 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành với quy mô 6.950 căn, nâng tổng quỹ căn nhà ở xã hội lên 418.200 căn.