Nhiểu đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội

Sáng mai 06/11, kỳ họp thứ 6 của Quốc Hội sẽ bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn kéo dài trong 2,5 ngày. Điểm mới là, tại kỳ họp giữa nhiệm kỳ, việc chất vấn sẽ không tiến hành theo nhóm vấn đề, mà sẽ chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành liên quan đến việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ khóa 14 và từ đầu nhiệm kỳ khóa 15 đến hết kỳ họp thứ 4.

Trước ngày diễn ra phiên chất vấn, Đại biểu Quốc hội kỳ vọng, trong những ngày làm việc tới, nhiều vấn đề, nội dung sẽ được các thành viên chính phủ giải trình, làm rõ.

Nội dung chất vấn tại Kỳ họp lần này rộng, không theo nhóm vấn đề nhưng có sự phân chia một cách khoa học các lĩnh vực gồm: nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp; nhóm lĩnh vực kinh tế ngành, nhóm lĩnh vực văn hóa, xã hội và nhóm lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tư pháp, kiểm toán. Đại biểu cho rằng, những điểm mới này sẽ giúp giải quyết đến cùng các vấn đề đại biểu đề cập.

Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, các phiên chất vấn đều diễn ra sôi động và nhận được sự quan tâm của cử tri và nhân dân cả nước, đại biểu kỳ vọng với những điểm mới được thực hiên tại kỳ họp lần này, các ngành, lĩnh vực sẽ nhìn nhận rõ những việc đã làm được và những mặt còn hạn chế để tiếp tục hoàn thành trong nửa cuối nhiệm kỳ.

Theo chương trình, trong phiên chất vấn ngày mai, Chủ tịch Quốc hội sẽ có phát biểu khai mạc, Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ có báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sẽ trình bày Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội. Tiếp đó, đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn đến hết buổi sáng ngày 08 tháng 11.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo Ban Tổ chức Thành uỷ, qua thực hiện nghiêm túc, toàn diện, thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố, công tác phát triển đảng viên có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.

Trong các ngày 06 và 07/05/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Ngày 8/5, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức phiên họp, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Đinh Tiến Dũng để thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo quý I năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới. Tham dự phiên họp có các Phó Trưởng ban chỉ đạo, các Ủy viên Ban chỉ đạo, Chánh thanh tra thành phố, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố.