Nhiều dự án bất động sản bung hàng “kéo mẻ lưới” cuối năm

Giữa lúc lãi suất, lạm phát tăng cao, tâm lý người mua ảnh hưởng, nhiều chủ đầu tư BĐS vẫn “ra khơi kéo mẻ lưới cuối năm” bằng động thái chào bán, giới thiệu dự án ra thị trường.

 Thị trường đang bị ảnh hưởng tâm lý bởi các chính sách tín dụng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, các ông lớn BĐS như Nam Long Group, Novaland, Phú Long, Phú Mỹ Hưng, Hưng Thịnh… cũng đang chủ động “ngược chiều” để bung sản phẩm ra thị trường.

Tại khu vực Bình Dương, sau thời gian khá im ắng, mới đây, động thái “manh nha” dự án ra thị trường cuối năm của Phú Đông Group, Lê Phong, hay Đất Xanh… cũng gây chú ý khi đặt trong bối cảnh thị trường tiếp tục khó khăn.

Dù chưa nói trước về thanh khoản nhưng động thái này của các doanh nghiệp đã và đang tạo được hiệu ứng tích cực cho thị trường khu vực này vốn đã khá trầm lắng sau đợt Covid-19 từ giữa năm 2021.

Động thái “ngược chiều” thị trường của các doanh nghiệp BĐS vừa khó hiểu, vừa dễ hiểu. Đặt trong bối cảnh thị trường giảm thanh khoản, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn nỗ lực để chốt kết quả kinh doanh cuối năm. Mặc dù kết quả của nhiều doanh nghiệp “không đẹp” về mặt con số, không đạt chỉ tiêu đặt ra nhưng không có nghĩa, doanh nghiệp “tắt hẳn” mọi hoạt động kinh doanh vào lúc này.

Giai đoạn cuối năm cũng là thời điểm mà doanh nghiệp chạy đua với doanh số bán hàng, kết quả kinh doanh. Vì thế, việc các chủ đầu tư có sản phẩm để chào sân thời điểm này theo một số chuyên gia trong ngành, dù còn thách thức nhưng đó cũng là cơ hội để “đón sóng” sức mua cuối năm. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường địa ốc tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới thì thời cơ sẽ dành cho dự án có mức giá tốt, khuyến mãi tốt, chủ đầu tư uy tín.

“Nhu cầu sở hữu BĐS còn khá lớn trên thị trường. Có chăng hiện nay, tâm lý của người mua đang bị dao động bởi các chính sách tín dụng. Điều này là cốt lõi để thanh khoản thị trường phục hồi và người mua trở lại trong thời gian tới”, bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhấn mạnh.

Theo chuyên gia CBRE, có thể phải hết năm 2023, thị trường BĐS mới hồi phục trở lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp địa ốc tiếp tục gồng gánh những khó khăn trong giai đoạn sắp tới. Việc tăng lãi suất tăng làm tăng chi phí của các doanh nghiệp BĐS, dẫn đến tính thanh khoản thấp, thị trường dự báo có thể tiếp tục chìm trong khó khăn, thậm chí ngưng trệ. Theo đó, nhiều chuyên gia trong ngành cùng bày tỏ quan điểm, với vòn luẩn quẩn như hiện nay, việc thị trường rơi tự do trong thời gian đến điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có những biện pháp kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Đông Anh và Gia Lâm chuẩn bị lên quận đã tạo động lực để bất động sản tại hai khu vực này tăng cao.

Transit Oriented Development (TOD), mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, là tương lai phát triển của TP.HCM. Đây cũng được xem là chìa khóa phát triển không gian đô thị, đồng thời hứa hẹn tạo cú hích bứt phá cho bất động sản xung quanh tuyến Metro và vành đai.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Quý I/2024, tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại khởi sắc, vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt.

Giá bất động sản các phân khúc có mức tăng nhanh đến phi lý (bao gồm cả đất nền). Tuy nhiên tại huyện Thanh Trì, một số xã vẫn ghi nhận mức giá đất nền chỉ từ 20 triệu đồng/m2.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số thu về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giai đoạn 2017-2022 đều tăng so với số thu của năm trước liền kề, tuy nhiên từ cuối năm 2023 đến nay lại giảm mạnh.