Nhiều dự án nhà máy điện năng lượng tái tạo bất động

Cả nước hiện còn hơn 80 dự án điện năng lượng tái tạo không được đưa vào khai thác, sử dụng do không đủ điều kiện hưởng biểu giá hỗ trợ, chậm ban hành quy định pháp luật...

Mặc dù Bộ Công Thương đã ban hành khung giá cho dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, hối thúc các bên đàm phán giá điện, ký kết hợp đồng mua bán điện nhưng việc đàm phán đến nay vẫn bế tắc do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, hàng chục ngàn tỉ đồng được các doanh nghiệp đổ vào đầu tư cho điện sạch đang bị lãng phí, sau một thời gian được khuyến khích đầu tư.

Hiện tại, 46% năng lượng được cung cấp dưới dạng điện của Việt Nam đến từ nhiệt điện, 30% đến từ thủy điện và chỉ 14% là từ năng lượng tái tạo. Mặc dù theo Quy hoạch điện 8, tỷ trọng của năng lượng tái tạo sẽ được nâng lên trong cơ cấu nguồn điện và sản lượng điện, dự kiến đạt 30-40% vào năm 2030. Tuy nhiên, các đơn vị đầu tư cho rằng, để đưa những dự án chưa được khai thác từ quy hoạch điện 7 bổ sung sang quy hoạch điện 8 cũng là bài toán khó.

Ông Nguyễn Ngọc Cường - Giám đốc Vận hành Công ty cổ phần Đầu tư EverSolar, cho biết: "Trong quy hoạch điện 7 trước kia, chúng ta hoàn thành, theo tôi biết đã lên đến 20 GW rồi, rất nhiều, tương đương điện mặt trời, điện gió cũng tương đối nhiều rồi nên khi tiếp tục bổ sung thêm vào thì chính phủ cũng phải cân nhắc cần bao nhiêu điện tái tạo và không ảnh hưởng đến lưới điện quốc gia, các nguồn dự phòng như nhiệt điện, điện khí, thủy điện,… phải có khả năng gánh khi mặt trời hay gió yếu, nên chính phủ hoàn toàn phải cân nhắc".

Bên cạnh đó, khó khăn về tài chính được cho là một trong những điểm nghẽn cho quá trình phát triển năng lượng tái tạo. Bởi áp lực tài chính trong ngắn hạn và cả về dài hạn là khoản nợ ngân hàng với số vốn vay lên tới cả ngàn tỷ đồng với mỗi dự án.

Năm 2023, để tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đã ban hành khung giá phát điện chuyển tiếp, mức giá này thấp hơn từ 21 - 29% cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió không được hưởng cơ chế giá ưu đãi. Tuy nhiên, sau hơn một năm áp dụng cơ chế giá này, chưa có một dự án nào được huy động với giá chuyển tiếp, mà mới chỉ có 29/85 dự án năng lượng tái tạo được tạm huy động phát điện. Giá mua điện tạm tính chỉ bằng 50% cơ chế giá chuyển tiếp đã ban hành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển kinh tế.

Cả nước hiện còn hơn 80 dự án điện năng lượng tái tạo không được đưa vào khai thác, sử dụng do không đủ điều kiện hưởng biểu giá hỗ trợ, chậm ban hành quy định pháp luật...

Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2023.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng năm 2024, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, 16/11, giá vàng nhẫn tròn trơn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng 500.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán so với phiên liền trước đó, niêm yết 79,5-82 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Sau ngày giảm mạnh, giá vàng miếng neo ở mức 83,5 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn đảo chiều tăng mạnh.