Nhiều giải pháp để thu hồi nợ đọng BHXH

Chủ động khoanh vùng, quyết liệt xử lý và thu hồi nợ đọng bảo hiểm xã hội sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành bảo hiểm xã hội từ nay cho đến cuối năm.

Theo thống kê Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc chậm đóng BHXH diễn ra ở tất cả loại hình doanh nghiệp. Riêng tiền nợ khó thu hồi tại doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn là trên 4.000 tỷ đồng khiến hơn 213.000 người bị treo quyền lợi.

Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, song những khó khăn chung từ thị trường bất động sản đã kéo theo doanh thu của , Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại An Phát Vinh giảm sâu. Việc khó thu hồi công nợ, dòng tiền cạn kiệt dẫn đến doanh nghiệp không đảm bảo được việc đóng nộp BHXH. Hiện số tiền nợ BHXH của doanh nghiệp rơi vào gần 500 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Thanh Phương, PGĐ Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại An Phát Vinh cho biết, hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền nên khó thu hồi được tiền để đóng BHXH.

Hà Nội là một trong những địa phương có số nợ đọng BHXH lớn.

Với tỷ lệ chậm đóng là 8,24%, Hà Nội là một trong những địa phương có số nợ đọng BHXH lớn. Tính đến hết tháng 4/2024, toàn Thành phố có hơn 93. 000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT. Bên cạnh những doanh nghiệp phá sản, giải thể dẫn đến không có khả năng thu hồi nợ thì tình hình khó khăn chung cũng làm gia tăng việc nợ BHXH tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít lao động.

Tại TP. Hà Nội đã áp dụng nhiều giải pháp để thu hồi nợ đọng như: đăng công khai danh sách đơn vị nợ BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang web của BHXH. Đặc biệt, gần 1.000 cuộc thanh tra liên ngành đã được Thành phố thực hiện trong 5 tháng đầu năm để chủ động đôn đốc doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ.

Theo bà Võ Thị Ngọc Yến, Chánh Thanh tra, Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội, việc thanh tra xử phạt kèm nhắc nhở để giúp các doanh nghiệp sớm khắc phục số nợ và giảm số tiền lãi do chậm đóng BHXH.

Ông Vũ Đức Thuật, Phó Giám đốc BHXH TP. Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ chủ động thanh tra bằng nhiều biện pháp để thu hồi tiền nợ BHXH. Bên cạnh đó, người lao động cũng nên chủ động tra cứu trên ứng dụng VssID để biết doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH cho mình hay không, ông Thuật khuyến nghị.

Với lợi thế từ cơ sở dữ liệu thông tin, hiện BHXH Việt Nam đã chủ động xây dựng phần mềm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại. Việc ứng dụng phần mềm sẽ giúp khoanh vùng sớm và có biện pháp xử lý, thu hồi nợ BHXH các doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù cũng bị thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đang nỗ lực chung tay trợ giúp người dân vùng bão lụt bằng nhiều cách khác nhau.

Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.

Sáng 10/9, Hội đồng doanh nghiệp Vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 với chủ đề "Bồi đắp niềm tin kiến tạo chuyển đổi".

Trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét, Công ty kiểm toán DFK Việt Nam nêu ý kiến về khả năng thu hồi dự án Bắc Phước Kiển của CTCP Quốc Cường Gia Lai.

Việc tiếp cận dòng vốn để hoạt động và phát triển vẫn đang là gánh nặng “đè lên vai” các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Luật đất đai, Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/8/2024 được kỳ vọng giúp doanh nghiệp tháo gỡ dự án vướng mắc, giảm hàng tồn kho.