Nhiều hệ lụy từ tình trạng đầu cơ bất động sản

Thị trường bất động sản bị giới đầu cơ dẫn dắt, thao túng đã và đang gây ra nhiều hệ lụy đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Giá trúng đấu giá bị đẩy lên cao đột biến khiến giá đất trong khu vực tăng theo, tạo thành mặt bằng giá mới và khó kiểm soát. Ông Trình Hùng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, cho biết: "Tôi không bao giờ nghĩ giá đất đấu giá cao đến mức như vậy, điều này khiến người dân chúng tôi không thể mua được đất đai".

Người dân sở hữu đất tại khu vực này có xu hướng tăng giá bán để theo kịp mặt bằng giá mới, khiến giá bất động sản tiếp tục leo thang.

Giá trúng đấu giá bị đẩy lên cao đột biến khiến giá đất trong khu vực tăng theo, tạo thành mặt bằng giá mới và khó kiểm soát. 

Nhà đất không để ở mà chủ yếu để đầu cơ đã dẫn đến nhiều hệ lụy. Rõ nhận thấy nhất là tại các đô thị lớn, đất nền, nhà liền kề, biệt thự bị bỏ hoang không ít. Nhiều khu đô thị, khu đấu giá đất đã hoàn thành cả chục năm, nhưng đến nay vẫn thưa thớt người đến ở. Trong khi nhiều người có nhu cầu thực vẫn phải chật vật thuê nhà trọ hoặc mong mỏi chờ nhà xã hội với giá ưu đãi.

Nhiều khu đô thị, khu đấu giá đất đã hoàn thành cả chục năm, nhưng đến nay vẫn thưa thớt người đến ở.

Tháng 5 vừa qua, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã làm nóng nghị trường khi đánh giá “tình trạng đầu cơ đất đai đang khiến người có nhu cầu thực không thể tiếp cận đất đai trong khi đất đai bị bỏ hoang”.

Vấn đề đầu cơ đất đai đã từng được đưa ra tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Đầu cơ thao túng gây sốt thị trường bất động sản đang gây tác hại cho cả nền kinh tế. Nhiều trường hợp đã gây ra các thảm họa phát triển kinh tế ngay tại các cường quốc. Sốt giá bất động sản ở Nhật Bản diễn ra suốt thập kỷ 1980 đã gây ra khủng hoảng ngân hàng suốt thập kỷ 1990. Ở Hoa Kỳ, cũng đã gây ra khủng hoảng tài chính toàn thế giới năm 2008 mà phải 5 năm sau mới tạm yên.

Ở Việt Nam, giai đoạn từ 2003 tới nay cũng đủ dữ liệu để nói lên tác động của tình trạng sốt giá bất động sản do đầu cơ vào kinh tế quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố vừa ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng - khu B, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hoạch HH2D với tổng diện tích khoảng 23.900 m2. Trong đó, điều chỉnh giảm 20 tầng chiều cao tối đa toà nhà.

Báo cáo thị trường quý 4 năm 2024 cho biết nguồn cung nhà ở cao tầng ở Hà Nội tiếp tục chiếm ưu thế, cao gấp đôi so với Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng điểm qua một số sự kiện đáng chú ý về thị trường bất động sản trong năm 2024.

Chỉ trong 4 tháng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Công điện chấn chỉnh đấu giá đất. Các chỉ đạo về thị trường bất động sản cũng được nhấn mạnh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đưa thị trường trở lại lành mạnh và phát triển. Trong đó, việc quan trọng hơn cả là phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định thị trường BĐS đang chênh lệch về cung - cầu. Cùng theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên với Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội.

Nổi bật nhất trong năm 2024 là việc 3 bộ luật liên quan đến bất động sản thực thi sớm hơn 5 tháng so với dự kiến. Đây là những đòi hỏi từ thực tế để giải quyết nhiều khó khăn đang bủa vây từ việc triển khai dự án, phát huy tiềm năng đất đai…Riêng với thị trường bất động sản, 3 luật mới hứa hẹn sẽ góp phần minh bạch thị trường; hạn chế sự đầu cơ, thổi giá vốn là “căn bệnh” trầm kha bấy lâu.

Từ tháng 8 đến nay, đấu giá đất tại Hà Nội luôn nóng bởi tình trạng trả giá cao rồi bỏ cọc hay thao túng, thậm chí là phá đấu giá. Tình trạng này sẽ được chấn chỉnh khi bảng giá đất mới được thành phố ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12.