Nhiều hoạt động hấp dẫn ở Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4

Là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, ngành Du lịch Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hoạt động để thu hút du khách vào mùa cao điểm du lịch và dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 và du lịch hè là một trong những “mùa vàng” của du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Thủ đô nói riêng. Đây là cơ hội để ngành Du lịch xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tăng sức hút và giữ chân du khách. Năm 2023, Thủ đô đã đón 719 nghìn lượt khách đến vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Năm nay, du lịch Hà Nội kỳ vọng đón khoảng 900 nghìn lượt khách.

Hà Nội sẵn sàng cho dịp cao điểm du lịch nghỉ lễ 30/4

Vào đầu tháng 3/2024, Sở du lịch đã tổ chức sự kiện “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024” kích hoạt chuỗi hoạt động trên 50 sự kiện du lịch trong đầu năm 2024. Với riêng kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, chuỗi chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch được thực hiện rất bài bản. Cụ thể, tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024, ngành Du lịch Thủ đô tập trung quảng bá hình ảnh điểm đến thân thiện, hấp dẫn. Cũng trong dịp này, Hà Nội đã ra mắt sản phẩm du lịch mới “Con đường di sản Nam Thăng Long” kết nối tuyến du lịch Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức. Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã rất hào hứng khi tham gia trải nghiệm và đánh giá sản phẩm này rất tiềm năng.

Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở du lịch Hà Nội.

Cuối tháng 4, Hà Nội cũng tổ chức sự kiện Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”, trong đó giới thiệu rất nhiều sản phẩm du lịch kích cầu tới du khách khi đến Hà Nội. Đồng thời, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức công bố Điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền. Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở du lịch Hà Nội nhận định, giá vé máy bay tăng cao là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội, nhất là du khách từ các tỉnh miền Trung, miền Nam. Song đây cũng là cơ hội cho ngành du lịch Thủ đô khi một lượng lớn du khách Hà Nội và ở khu vực miền Bắc sẽ ưu tiên chọn lựa các điểm đến gần, trong đó có Hà Nội để nghỉ lễ.

Nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn thu hút du khách tới Hà Nội vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Trong các kỳ nghỉ lễ, Tết, lượng khách đến Hà Nội khá đông, nhiều nơi quá tải. Do đó Sở Du lịch yêu cầu các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, điểm đến phải có những giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, tổ chức khu vực trông giữ xe, nghỉ chân cho du khách phù hợp. Năm nay, để tránh tình trạng quá tải, cũng như giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ, chất lượng, Hà Nội đã tăng cường quảng bá nhiều điểm đến ở ngoại thành như: Ba Vì, Sóc Sơn, Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), Di tích Cổ Loa (Đông Anh), làng tăm hương Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa), khu vui chơi giải trí Tuần Châu (Quốc Oai)... Sở Du lịch luôn có bộ phận thường trực tiếp nhận thông tin phản ánh, hỗ trợ du khách, xử lý những vi phạm trong hoạt động du lịch. Sở du lịch Hà Nội dự kiến trong quý II/2024 với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kích cầu du lịch, lượng khách nội địa đến Hà Nội sẽ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng như trong quý I/2024./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết sẽ di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp để lấy mặt bằng làm công trình hạ tầng kỹ thuật, trạm xe buýt… kết nối Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Trong tuần (từ ngày 19 đến 26/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước đó) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước đó).

"Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội" là một sản phẩm du lịch mới nhất của Hà Nội trong tháng 4 này. Những tiềm năng du lịch của Hà Nội đang được đánh thức với cách tiếp cận mới, được thể hiện qua việc kết nối các điểm đến đặc sắc của Thanh Oai - Ứng Hòa và Mỹ Đức, để tạo nên những sản phẩm du lịch có khả năng khai thác thực tiễn chứ không chỉ còn là ý tưởng.

Nghệ thuật tranh đường phố, bích họa đã có mặt và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam từ khá lâu, nhưng những năm gần đây mới trở nên phổ biến hơn ở Hà Nội. Những bức họa đã góp phần điểm tô sự sinh động cho các bức tường, khu phố khắp Thủ đô.

Văn phòng thành ủy Hà Nội vừa phát đi thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan tập trung dành nguồn lực đầu tư, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình 04 nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các tuyến phố Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo mới, với rực rỡ màu sắc cờ Tổ quốc, băng rôn, pano, tranh cổ động, chào mừng kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.