Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng

Lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng 2024 diễn ra từ ngày 17- 21/7 tới với gần 20 hoạt động văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực… hấp dẫn.

Trong đó, đêm đại nhạc hội hoành tráng khai mạc Lễ hội dự kiến thu hút hơn 20.000 người; Lễ hội ẩm thực Hương vị Việt Nam - Quốc tế với hơn 50 gian hàng ẩm thực đặc sắc.

Cùng với đó còn có Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản; Lễ hội Việt Nam - Hàn Quốc; Trình diễn diều nghệ thuật, Lễ hội trên cát tại các bãi biển du lịch; Ngày hội miền biển với các trò chơi truyền thống của ngư dân vùng biển và đặc biệt là màn trình diễn diễu hành của 15 chiếc thuyền buồm trên sông Hàn

Dịp này, các đơn vị lữ hành, du lịch cũng công bố nhiều sản phẩm, tour du lịch đặc biệt như: Đà Nẵng Food tour, Tour Khám phá Bán đảo Sơn Trà, Tour Tận hưởng Lễ hội, Tour sinh thái Hòa Vang, Tour du lịch đường thủy, Hành trình kết nối di sản và trải nghiệm ẩm thực... với nhiều gói ưu đãi hấp dẫn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không khó để những ai còn mang những hoài niệm hay yêu nước Nga tìm thấy những góc nhỏ giữa Hà Nội, với những hình ảnh về một nước Nga thân thiết và những con người Nga đôn hậu. Bước vào đó ai cũng dễ có cảm giác choáng ngợp trước một không gian đậm chất Nga không lẫn vào đâu được

Cuốn sách mang tên “Việt Nam-Liên Xô: Giai đoạn đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. Hội nghị Paris” vừa được ra mắt. Tác phẩm cho người đọc thêm một pho sử liệu quý giá về những trang sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam và một lần nữa tô thắm thêm quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt - Nga.

Từ cửa cuốn nhà dân, bức tường hay tủ điện công cộng... bất cứ nơi nào, chỉ cần có một khoảng trống có thể vẽ, đều bị những nghệ sĩ đường phố "trổ tài" bôi bẩn.

Lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 12/7 đến 16/7 tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ.

Tượng đồng Nữ thần Durga - văn hóa Champa, từ Vương quốc Anh vừa về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, phục vụ việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.

Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội nhằm để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn, mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.