Nhiều hoạt động tại triển lãm sản phẩm OCOP làng nghề 2023
Trong không gian Triển lãm, còn diễn ra các hoạt động trình diễn nghề, quy trình sản xuất tiêu biểu, biểu diễn thực cảnh… để thúc đẩy quảng bá và bán sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghề và làng nghề, phục vụ du lịch.
Với quy mô khoảng 2.000m2, Triển lãm bao gồm khu trưng bày sản phẩm mới, thiết kế sáng tạo và làng nghề; khu trưng bày trung tâm và khu gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân.
Hoạt động này nằm trong chuỗi các sự kiện triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.
Trong đó, làng nghề may Trạch Xá, xã Hòa lâm, huyện Ứng Hòa là địa điểm có tiềm năng phát triển mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo.
Ứng Hòa là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như tăm hương Quảng Phú Cầu, áo dài Trạch Xá, dệt may, sơn mài, mây tre đan.
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.
Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.
15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.
UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Đam mê, gắn bó với nghề truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu Bùi Thị Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng, phát huy truyền thống nghề của tổ tiên.
0