Nhiều ngân hàng công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024

Hiện đã có hàng chục ngân hàng công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024. Đến thời điểm hiện tại chưa có ngân hàng nào dự kiến lợi nhuận đi lùi mà đều kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm nay tích cực hơn nhiều so với năm ngoái.

Ngân hàng quân đội MB là ngân hàng đặt dự kiến lợi nhuận năm 2024 cao nhất trong số các ngân hàng đã công bố với mục tiêu tăng trưởng từ 6 – 8% đạt doanh thu khoảng 27.884 tỷ đồng đến 28.411 tỷ đồng. Lợi nhuận mà MB đặt ra trong năm 2024 vẫn khá khiêm tốn so với mức thực hiện được trong năm 2023 vừa qua là 16%.

Ngân hàng quân đội MB là ngân hàng đặt dự kiến lợi nhuận năm 2024 cao nhất

Ngân hàng ACB vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 thông qua kế hoạch mục tiêu lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Tổng tài sản tăng 12% lên 805.050 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Techcombank kỳ vọng năm 2024 sẽ tăng trưởng tín dụng 16,2%. Lợi nhuận năm 2024 dự kiến tăng trưởng 18,4% lên 27.100 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của ACB
Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của Techcombank

Trong dự thảo tờ trình Đại hội đồng cổ đông của VPBank, ngân hàng này đưa mục tiêu lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2024 tăng 114% so với năm 2023, tương đương 23.165 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của VPBank

Hai ngân hàng khác cũng có mục tiêu khá tham vọng khi lên kế hoạch lợi nhuận tăng gần 100% là Eximbank và ABBank. Eximbank đưa ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 5.180 tỷ đồng, cao hơn 90,5% so với kết quả thực hiện năm 2023. Tổng tài sản được kỳ vọng tăng thêm 11%, lên mức 223.500 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của ABBank
Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của Eximbank

Trong đó, ABBank dự trình lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 94,5% so với kết quả thực hiện của năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức dưới 3% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kết thúc quý I/2024, nợ xấu tại các ngân hàng đồng loạt tăng lên. Nguyên nhân là do tác động từ bên ngoài cùng những khó khăn nội tại ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay vẫn neo ở mức cao, giao dịch quanh mốc 90 triệu đồng/lượng bán ra.

Sau chuỗi ngày tăng “phi mã”, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc” với mức giảm cao nhất hơn 2 triệu đồng.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, chạm mốc 92,4 triệu đồng/lượng.

Sau khi tăng mạnh vào sáng qua (9/5), chiều cùng ngày, giá vàng tiếp tục tăng 1,8 triệu đồng/lượng so với hôm trước, vượt 89 triệu đồng.

Hôm nay (9/5), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.265 VND, tăng 16 đồng so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá bán USD sát mức trần quy định và ngấp nghé mức đỉnh đã được thiết lập ngày 23/4.