Nhiều ngành học mới hấp dẫn trong kỳ tuyển sinh 2024
Việc các cơ sở giáo dục đại học mở thêm ngành học mới là cần thiết và tất yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự thay đổi nhanh chóng của các ngành nghề trong bối cảnh hiện nay. Điều này luôn được các trường “cân nhắc kỹ lưỡng” trên cơ sở điều tra, khảo sát từ nhu cầu xã hội, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng về mở ngành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) dự kiến tuyển sinh chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn, khóa tuyển sinh đầu tiên sẽ lấy khoảng 50 sinh viên. Cũng thuộc Đại học Đà Nẵng, Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn cho biết, chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn sẽ tuyển sinh 40 chỉ tiêu trong năm 2024.
Dự kiến Trường Đại học Phenikaa thông báo nhà trường tuyển sinh thêm 7 ngành học mới, cụ thể: Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (Thiết kế vi mạch bán dẫn); An toàn thông tin (Một số học phần chuyên ngành học bằng tiếng Anh); Trí tuệ nhân tạo; Marketing; Công nghệ tài chính; Kỹ thuật hình ảnh y học; Quản lý bệnh viện và Y học cổ truyền.
Năm 2024, Trường Đại học Hoa Sen dự kiến thêm bốn ngành học mới là ngành Công nghệ thông tin Việt - Nhật, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, ngành Luật và ngành Truyền thông đa phương tiện.
Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội vừa thông báo, mùa tuyển sinh năm 2024, nhà trường bắt đầu tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch bán dẫn.
Bộ Giáo dục hiện đang dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp với ngành Y và Sư phạm, cho rằng điểm này không sát yêu cầu chất lượng mà còn tính toán vất vả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Dù đang trong thời gian của học kỳ I năm học 2024-2025, nhưng nhiều trường tư thục tại Hà Nội như: Nguyễn Siêu, Archimedes, Ngôi sao Hà Nội,… đã bắt đầu triển khai công tác tuyển sinh, công bố các thông tin tuyển sinh cho năm học tiếp theo 2025-2026 tới người học và phụ huynh học sinh.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Bộ GD-ĐT dự kiến cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm.
Dự thảo sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học 2025 đang được lấy ý kiến với nhiều điểm thay đổi. Trong đó quy định siết xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu khiến các trường gặp khó trong tuyển sinh.
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
0