Nhiều người phớt lờ biển cấm, ngang nhiên vi phạm giao thông

Phớt lờ biển cấm, cố tình đi ngược chiều hay cắt ngang dòng phương tiện đang di chuyển để rẽ là hình ảnh không khó để bắt gặp tại Hà Nội. Dù là giờ cao điểm hay thấp điểm, từng dòng người cứ nối đuôi nhau, ngang nhiên vi phạm luật giao thông.

Tại ngã 7 Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa vào khoảng 8h tối, lúc này mật độ giao thông khá đông đúc với hàng ngàn phương tiện cùng lưu thông. Theo biển báo cũng như chỉ dẫn của lực lượng chức năng, các phương tiện chỉ được rẽ phải hoặc đi thẳng, nhưng khi vừa đi qua chỗ chiến sĩ Cảnh sát giao thông (CSGT) đứng, đoàn xe máy vẫn ngang nhiên rẽ trái. Biển báo có cũng như không.

Đoàn xe máy ngang nhiên rẽ trái tại ngã 7 Ô Chợ Dừa.

Một góc khác trên phố Khương Thượng, biển cấm rẽ trái cũng thể hiện rất rõ. Thay vì phải đi 300 mét từ phố Khương Thượng đến điểm quay đầu, nhiều xe máy lại chọn đi ngược chiều, luồn lách qua các phương tiện đang đi đúng chiều trên phố Tây Sơn chỉ để tiện cho mình, tiết kiệm vài trăm mét đường. Đã đi sai nhưng có người còn đi ra tận giữa đường.

Các phương tiện rẽ trái bất chấp biển báo

Theo quy định, các phương tiện đi từ phố Khương Thượng đến nút giao phố Tây Sơn - Thái Thịnh buộc rẽ phải tới điểm quay đầu dưới gầm cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc.

Một đoạn đường trên Đại lộ Thăng Long, bất kể sáng tối, đường đông hay đường vắng luôn xuất hiện các phương tiện đi ngược chiều để rẽ vào phố Sa Đôi.

Theo phân luồng, các phương tiện cần đi thêm một đoạn đường, rẽ phải xuống hầm chui Phú Đô để quay đầu, nhưng vì muốn nhanh nên nhiều người vẫn chọn cách phạm luật.

Điều đáng nói, các phương tiện đi đúng chiều được phép di chuyển với tốc độ cao trên tuyến đường này. Việc đi ngược chiều không chỉ gây nguy hiểm cho chính họ mà còn làm ảnh hưởng đến các phương tiện đi đúng khác.

Trên thực tế, đoạn đường này đã có rất nhiều vụ tai nạn vì va chạm với xe đi ngược chiều, có trường hợp còn dẫn đến tử vong.

Tương tự như đoạn đường trên Đại lộ Thăng Long, trên đường Hồ Tùng Mậu, trước cồng trường Đại học Thương mại, các phương tiện muốn rẽ vào phố Dương Khuê, cần đi thẳng và quay đầu ở ngã tư Hồ Tùng Mậu giao với Lê Đức Thọ và đường Trần Vỹ.

Tuy nhiên, thực tế lại khác, để đưa con đến trường THCS Mai Dịch trên phố này, nhiều phụ huynh không đội mũ bảo hiểm chọn cách cắt ngang dòng phương tiện đông đúc đang lưu thông, sau đó đi ngược chiều một đoạn để rẽ cho gần. Hàng dài xe đạp của các em học sinh cũng theo đó mà nối nhau đi ngược chiều.

Em Nguyễn Khánh Huyền, học sinh trường THCS Mai Dịch chia sẻ: “Em cảm thấy rất là nguy hiểm, vì đây là đường lớn, đây là đường rất nhiều xe ô tô lớn đi qua nên buổi sáng hay giờ cao điểm thì rất nhiều phương tiện đi qua, đi như vậy thì rất nguy hiểm và gây ra nhiều tai nạn hơn. Bình thường em sẽ đi bộ, còn nếu bố mẹ em chở thì cũng không đi cắt ngang như thế này mà sẽ vòng lên trên kia ạ.”

Đi ngược chiều, rẽ trái dù có biển cấm hiển nhiên đã vi phạm luật giao thông. Nhưng khi vi phạm thì ai cũng có lí do để bao biện cho hành vi của mình.

Chị Nguyễn Tú, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội: “Vì mình sắp muộn làm nên mình không để ý thấy người ta rẽ mình cũng rẽ theo. Hôm nay là lần đầu mình vi phạm, hôm nay thấy muộn làm rồi nên đi tắt.”

Khi bị lực lượng chức năng giữ lại, người vi phạm lai tìm mọi cách để không bị xử phạt, thậm chí cầu cứu sự trợ giúp của bố mẹ, bạn bè. Có cả trường hợp đã không giữ được bình tĩnh mà rơi nước mắt. Thế nhưng việc xử phạt vẫn còn rất nhẹ so với hậu quả nếu xảy ra tai nạn.

Nhiều trường hợp đã bị lực lượng chức năng giữ lại và xử lý vi phạm.

Đại úy Bùi Thành Tuyên, Đội CSGT số 6, phòng CSGT, Công an Thành phố Hà Nội cho biết: “Tình trạng vi phạm biển báo hiệu cấm đi ngược chiều, cấm rẽ, cấm quay đầu thì người tham gia giao thông thường xuyên vi phạm, mặc dù lực lượng chức năng cũng đã bố trí lực lượng để xử lý rất triệt để nhưng lượng vi phạm rất lớn nên cũng xử lý khó hơn. Còn về phần xử phạt hành chính thì đối với xe máy thì phạt 500 nghìn đối với rẻ phải, rẽ trái, quay đầu ở những nơi có biển cấm, với ô tô là 900 nghìn. Với số tiền đó thì người dân cũng vẫn chưa biết sợ, ý thức người tham gia giao thông tương đối kém.”

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự án cải tạo, nâng cấp 1,2 km đường giao thông Hữu Hòa ở Huyện Thanh Trì đã bị chậm tiến độ nhiều năm nay. Đến nay, việc thi công đang bị chậm trễ, công trường không đảm bảo các biện pháp an toàn giao thông khiến cho đoạn đường mỗi ngày đều trở thành nỗi bất an của người dân khi đi qua đây.

Bộ Tài chính có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, công khai các dự án giải ngân 0% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Trung ương do địa phương quản lý. Đến 30/4, toàn quốc còn nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân là 0% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, thí điểm các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trước cổng cụm trường học Xuân Đỉnh, Trường Tiểu học Nguyễn Du và cụm trường học Sài Sơn. Sau một thời gian thực hiện đã cho thấy mô hình bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực.

Sáng 20/5, mưa lớn trên diện rộng khiến nhiều đường tại Thành phố Hồ Chí Minh kẹt xe kéo dài, người dân chật vật di chuyển từng chút một.

Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông mới nhất, Bộ Công an đề xuất xe ô tô kinh doanh vận tải được kết hợp đưa đón học sinh, trẻ em mầm non nhưng phải đáp ứng một số yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn cho các em.

Các thuỷ điện ưu tiên dành nguồn nước dự phòng tối đa để phát điện trong thời gian cao điểm mùa nắng nóng, tăng cường các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm. Đó là các giải pháp được Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương đưa ra nhằm đảm bảo cung cấp điện trong tuần 20 và thời gian tới.