Nhiều nội dung cần quy định chi tiết trong Luật đất đai sửa đổi
Đại biểu nêu tình hình thực tế tại nhiều địa phương, dự án chậm tiến độ không phải do chủ đầu tư mà do quá trình đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài. Đại biểu đề nghị dự thảo luật cần quy định chi tiết hơn về trách nhiệm của các bên khi để xảy ra chậm tiến độ dự án.
Ông Nguyễn Đại Thắng – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên cho ý kiến: “Tôi tiếp tục đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu ghi rõ trong luật nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi phải đảm bảo người có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Đây là nguyên tắc được quy định rõ trong Nghị quyết 18 của Trung ương và cần thể chế hóa trong Luật Đất đai sửa đổi”.
Về quy định xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, ý kiến đại biểu cho rằng cần xem xét lại nội dung này trong dự thảo luật nếu không sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư khi triển khai các dự án khu đô thị nhỏ.
Ông Phạm Văn Hòa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cũng cho ý kiến: Người không trực tiếp tham gia sản xuất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, tôi cho rằng đây là quy định mới rất nhân văn hợp lý. Thời gian qua rất bất cập, những trường hợp trên hạn mức hạn điền thì phải lập hợp tác xã, còn không thì cho người ta quyền mua bán trao đổi, tặng, cho thuê mướn thì sẽ rất phù hợp, người dân rất đồng tình ủng hộ phương pháp này”.
Một nội dung mới nhận được sự đồng tình của đại biểu là quy định người dân được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Tại buổi làm việc, đại biểu cũng có nhiều ý kiến về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, về trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm đối với tài sản gắn liền với đất.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0