Nhiều phim điện ảnh Đài Loan được trình chiếu tại Hà Nội
Tháng 12/2022, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam (TECO) cùng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) sẽ phối hợp tổ chức Salon điện ảnh Đài Loan (Trung Quốc) mùa Đông 2022.
Cụ thể, loạt phim sẽ được chiếu từ ngày 3-10/12, tại các điểm Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (số 7 Hai Bà Trưng) và Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (số 87 Láng Hạ).
Vé phim hiện đang được phát miễn phí cho đến khi hết tại 4 điểm:
1. Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam (Tầng 21, Tòa nhà PVI, Số 1 Phạm Văn Bạch);
2. Trung tâm Chiếu phim Quốc Gia (Số 87 Láng Hạ);
3. Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Tài năng Điện ảnh TPD (18A Phố Ngô Tất Tố);
4. Cà phê sách Tổ Chim Xanh (Số 13, ngõ 27, Đặng Dung).

Chương trình được tổ chức nhằm mang đến những tác phẩm điện ảnh mới của Đài Loan, được giới mộ điệu công nhận nhưng chưa được khán giả Việt Nam biết tới rộng rãi. Cùng lúc, chương trình mở ra những góc nhìn mới và đối thoại về con người, văn hóa tại Đài Loan (Trung Quốc) hiện đại.
Theo ban tổ chức, sẽ có 8 bộ phim mang chủ đề “Ngoại,” để lại ấn tượng về “Muôn vẻ yêu thương" (Together in diversity).
Có thể điểm qua: "Người thuê nhà thân yêu" (Dear Tenant, 2020, đạo diễn Trịnh Hữu Kiệt) làm về đề tài hôn nhân đồng tính (LGBT). Trở ngại được đặt ra khi hôn nhân đồng giới đã được hợp pháp hóa, nhưng không phải ai cũng ủng hộ những gia đình kiểu mới, phi khuôn mẫu. Phim từng đạt nhiều giải thưởng Kim Mã - giải được ví như Oscar của Trung Quốc.
Từng tranh giải hạng mục đạo diễn trẻ tại Liên hoan phim Berlin 2010 là tác phẩm "Có một ngày" (One day, 2010, Hầu Quý Nhiên). Đáng chú ý, phim làm về chủ đề tình yêu, được đạo diễn tài năng Hầu Hiếu Hiền giám sát sản xuất.
Cũng trong đề tài tình yêu "Đồ quái gở" (I weirdo, 2020, Liêu Minh Nghi) lại gây chú ý vì quay hoàn toàn bằng chiếc điện thoại iPhone, được làm theo thể loại hài-lãng mạn.
Những phim về người trẻ ở độ tuổi trưởng thành có "Nơi tôi chưa từng đến" (Somewhere I have never travelled, 2009, Phó Thiên Dư) ở thể loại phim tuổi mới lớn (coming of age), mang nét mơ màng, nên thơ nhưng cũng bí bức, u buồn; còn "Bobita siêu phàm" (The magnificent Bobita, 2019) kể về một chàng trai đắm chìm trong thế giới ảo và thiếu kỹ năng xã hội.
Bên cạnh những đề tài về hôn nhân đồng giới, gia đình, thanh niên trong xã hội Đài Loan (Trung Quốc) hiện đại cũng được nhiều phim chọn khắc họa. Trong ảnh là hình từ phim ''Bobita siêu phàm.'' (Ảnh: Mubi)
Ở chủ đề gia đình, "Dư vị cô đơn" (Little big woman, 2020, Hứa Thừa Kiệt) kể về một người phụ nữ giỏi giang tháo vát, nhưng trở nên day dứt mỗi khi nghĩ về người chồng phụ bạc, đặc biệt vào thời điểm ông qua đời. Hay "Như cá mắc cạn" (A fish out of water, 2017, Lại Quốc An) lại kể về những trách nhiệm và nỗi lo âu đang giày vò thế hệ trẻ, đặc biệt khi được đặt trong mối quan hệ với gia đình.
Chuỗi chiếu phim cũng sẽ mang đến một phim tài liệu-lịch sử về Trịnh Vấn, họa sỹ truyện tranh nổi tiếng bậc nhất tại Đài Loan (Trung Quốc) và cả châu Á đồng thời cho thấy hình dung chung về nền công nghiệp truyện tranh ở Trung Quốc và Nhật Bản trong vài thập kỷ gần đây.
Từ khóa:


Được đánh giá là sự kiện mang tính hội nhập, kết nối các nhà làm phim Châu Á, Liên hoan phim Châu Á lần thứ 16 thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Các bộ phim của Nhật Bản nhận được những đề cử quan trọng tại liên hoan lần này.
Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 95 diễn ra tại Nhà hát Dolby ở Los Angeles, California, Mỹ, tối ngày 12/3 (theo giờ địa phương), bộ phim "Everything Everywhere All at Once" (tạm dịch là “Cuộc chiến đa vũ trụ”) đã xuất sắc giành 7 giải thưởng quan trọng nhất.
Lần đầu tiên trong lịch sử, giải Oscar có tới 4 diễn viên châu Á nhận được đề cử chỉ trong vòng một năm. Trong đó có Dương Tử Quỳnh, người được đề cử giải nữ diễn viên xuất sắc nhất cho bộ phim “Everything Everywhere All at Once”. Bộ phim nhận được 11 đề cử, nhiều nhất mùa giải năm nay, có dàn diễn viên chủ yếu là người châu Á và người Mỹ gốc Á.
Trong số các phim tài liệu được đề cử Oscar mùa giải năm nay có "Stranger at the Gate" (tạm dịch là Người lạ ở cổng), do Malala Yousafzai, cô gái Afghanistan từng đoạt giải Nobel hòa bình, tổ chức sản xuất.
Tại lễ trao giải Independent Spirit Awards lần thứ 38 vừa diễn ra ở Santa Monica, Los Angeles, bộ phim "Everything Everywhere All At Once" đã được xướng tên tới 7 giải trong tổng số 8 đề cử, trong đó có giải Bộ phim hay nhất. Đây cũng là những tín hiệu cho thấy, bộ phim này tràn đầy cơ hội thắng lớn tại giải Oscar năm nay.
0