Nhiều tập đoàn điện tử quốc tế muốn mở rộng đầu tư

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi ở khu vực châu Á và trở thành một trong những thị trường tiềm năng của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.

Tại triển lãm NEPCON 2024 ở Hà Nội, đã có tới 300 tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ  đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều nước đi đầu trong phát triển công nghệ, như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Bỉ, Đài Loan tham gia.

Triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp kết nối đối tác cũng như tìm hiểu về thị trường Việt Nam.

Ông Lim Kim Wah, Daniel - Tập đoàn Điện tử Hibex chuyên về công nghệ robot đến từ Singapore cho rằng: “Việt Nam những năm gần đây phát triển rất nhanh. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất cũng rất cần thiết và đây là thị trường tiềm năng đối với các tập đoàn công nghệ quốc tế”.

Tạo môi trưởng đầu tư thân thiện, các chính sách ưu đãi về thu hút các tập đoàn công nghệ, đổi mới sáng tạo, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những quốc gia thu hút nhiều nhà đầu tư, trong đó có nhiều nhà đầu tư FDI về công nghệ.

Bà Sunny Bai, Tập đoàn Công nghệ Genitec - Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ: “Công nghệ giờ đây trở nên phổ biến và quan trọng trong đời sống của chúng ta. Chúng tôi mong muốn tìm được các đối tác Việt Nam, vì Việt Nam là thị trường mới nổi ở khu vực châu Á và chúng tôi tìm kiếm những cơ hội phát triển".

8 tháng năm 2024, dòng chảy FDI trong lắp ráp điện tử vẫn đang tiếp tục diễn ra với những dự án đầu tư rất có giá trị.

Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Uỷ viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng không thể đảo ngược và toàn bộ ngành điện tử là ngành công nghệ đổi mới sớm nhất, nhanh nhất thì việc áp dụng công nghệ 4.0 là tất yếu, cộng thêm với các xu hướng AI mới. Chính phủ Việt Nam cũng đã có những chính sách thu hút nước ngoài rất phù hợp, đúng đắn để mang lại nhiều cơ hội đầu tư, dòng chảy FDI có chất lượng vào Việt Nam, đặc biệt trong công nghiệp điện tử. Ngay trong 8 tháng năm 2024 dòng chảy FDI trong lắp ráp điện tử vẫn đang tiếp tục diễn ra với những dự án đầu tư rất có giá trị.

Việt Nam được đánh giá khá thành công trong quá trình thu hút FDI, từ đó hình thành chuỗi cung ứng ngành điện tử với lợi thế nguồn cung lao động giá rẻ dồi dào. Do vậy, nhiều tập đoàn công nghệ chọn Việt Nam là điểm đến tiềm năng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.