Nhiều thách thức để lành mạnh thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản Việt Nam hiện vẫn đối mặt với nhiều thách thức khi tăng trưởng kinh tế 2023 chưa đạt mục tiêu, dự báo GDP năm 2023 chỉ đạt khoảng 5% trong khi mục tiêu tăng trưởng đặt ra đầu năm 2023 là 6,5%. Ngoài ra, niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường bất động sản chưa phục hồi mạnh trở lại. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, thách thức thị trường hiện tại đang là tiền đề cho những chuyển biến và thích ứng mới của thị trường.

Thông tin từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thực tế thời gian qua dòng tiền đã không "đổ" vào lĩnh vực bất động sản như kỳ vọng. Niềm tin vào thị trường BĐS còn thấp nên người dân vẫn ưu tiên lựa chọn gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, chấp nhận mức lãi suất thấp nhằm đảm bảo an toàn. Theo VARs, do tình hình kinh tế chung thị trường bất động sản nói riêng vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn và phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của người dân.

Nhiều thách thức giúp lành mạnh thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, thị trường vẫn đang ghi nhận những điểm sáng tích cực khi giải ngân đầu tư công tính đến tháng 11/2023 đạt 65,1%. Cùng với đó, hai dự án luật liên quan đến thị trường bất động sản là Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản được thông qua được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tạo những tác động tích cực đến thị trường bất động sản.

Cũng theo chuyên gia, dù thị trường bất động sản đang khó khăn nhưng tiềm năng của thị trường là rất lớn vì nhu cầu sở hữu và ở thực của người dân luôn hiện hữu. Theo dự báo của Savills Việt Nam, từ năm 2023-2025 Hà Nội có thêm 157.000 hộ gia đình trong khi nguồn cung nhà ở cùng kỳ khoảng 59.000 căn hộ, 9.000 nhà ở thấp tầng và khoảng 18.700 căn nhà ở xã hội dự kiến mở bán do đó thị trường thiếu hụt khoảng 70.300 căn hộ. Khó khăn ở thời điểm hiện tại của thị trường BĐS cũng là cơ hội để buộc các chủ đầu tư linh hoạt thích ứng, cơ cấu doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển công nghệ mang lại sản phẩm phù hợp với bối cảnh mới.

Chuyên gia nhận định, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản sử dụng dữ liệu nhiều hơn để đưa ra quyết định. Đó là các dữ liệu có lịch sử nhiều năm về biến động giá, lợi nhuận đầu tư và nguồn cung – cầu. Khi khách hàng nắm nhiều thông tin và trở nên thông thái hơn, chủ đầu tư và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng cần dựa nhiều vào dữ liệu và nghiên cứu thị trường để đưa ra sản phẩm với mức giá phù hợp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát huy vai trò là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam góp phần khuyến nghị nhiều chính sách hướng tới phát triển thị trường lành mạnh và bền vững.

Để làm rõ hơn những bất cập và điểm nghẽn của thị trường bất động sản, Đài Hà Nội tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản (BĐS) trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ, ngành liên quan, thành phố, các hiệp hội và chuyên gia. Sự kiện diễn ra vào 8h ngày 16/11/2024 (Thứ Bảy).

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức từ các quy định pháp lý, chính sách tài khóa, đến điều kiện thị trường, Diễn đàn Bất động sản "Để thị trường Bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển" được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển theo hướng bền vững, minh bạch và lành mạnh.

Triển khai Công điện số 112 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 3766 yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí, thất thoát.

Tỷ lệ lấp đầy gần 100%, không có nguồn cung mới trong khi nhu cầu thuê cao khiến mặt bằng bán lẻ ở trung tâm TP.HCM ngày càng khan hiếm.

UBND thành phố Hà Nội vừa ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã ban hành quyết định cưỡng chế di dời đối với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện di dời theo quy định.