Nhiều thách thức với nền kinh tế trong năm 2024

Theo nhận định của các chuyên gia, rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hậu quả của Covid-19 vẫn còn dai dẳng, lạm phát ở một số nền kinh tế lớn nhiều khả năng vẫn ở mức cao nên kinh tế Việt Nam dự kiến vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2024.

Theo nhiều chuyên gia, nhìn chung năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Sự suy giảm của nền kinh tế thế giới hậu Covid-19 tới nay nhiều khả năng sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế Việt Nam ít nhất trong nửa đầu năm 2024 trước khi đón nhận những dấu hiệu tích cực, khả quan hơn. Theo Tổng cục Thống kê, sức cầu yếu bên ngoài đang và sẽ tiếp tục khiến nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam bị ảnh hưởng lớn.

Nhiều thách thức với nền kinh tế trong năm 2024.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 là 6 - 6,5%. Các chuyên gia cho rằng, đây là những chỉ tiêu phù hợp với bối cảnh hiện nay - đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi rất chậm, còn trong nước đã qua giai đoạn dịch Covid-19, song "sức khỏe" của doanh nghiệp đã bị bào mòn nhiều và chưa có những động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Vì vậy, kinh tế Việt Nam chưa thể kỳ vọng một tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2024.

Bên cạnh những khó khăn, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn; các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực.

Nhà sản xuất chip nhớ khổng lồ Nhật Bản Kioxia Holdings đã chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Cổ phiếu Kioxia đã tăng 6% trong lần ra mắt thị trường, nâng vốn hóa của công ty lên khoảng 820 tỷ yên (5,34 tỷ đô la Mỹ).

Đề án Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý đang được gấp rút triển khai.

Công ty con của Masan là Masan High-Tech Materials đã bán 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding cho đối tác Nhật Bản là Mitsubishi Materials Corporation Group, dự kiến ghi nhận lợi nhuận 1.000 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước vượt 16,5% dự toán. Với mức tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023, đây là năm đầu tiên số thu ngành thuế quản lý vượt mốc 1,7 triệu tỉ đồng.

Giá xăng trong nước ngày mai (19/12) được dự báo tăng, nếu không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể tăng từ 350 - 370 đồng/lít.