Nhiều thay đổi trong quy chế tuyển sinh đại học từ 2025

Bỏ hẳn xét tuyển sớm, chỉ xét tuyển thẳng theo quy chế, tổ hợp xét tuyển,… là những điểm mới đáng chú trong quy chế tuyển sinh đại học 2025, sắp được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) ban hành trong tháng Hai.

Trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết: "Từ dự thảo công bố và tiếp thu ý kiến góp ý, quy chế chính thức sẽ có những điều chỉnh so với dự thảo công bố lấy ý kiến trước đó. Tuy nhiên, những thay đổi hay điểu chỉnh này không quá lớn, đều đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Thí sinh yên tâm tham gia vào kỳ tuyển sinh".

Cụ thể, từ năm 2025 sẽ không còn xét tuyển sớm và tất cả tuân theo quy trình xét tuyển chung trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Riêng xét tuyển thẳng được thực hiện theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT dành cho các thí sinh thuộc diện tài năng, xuất sắc, vượt trội.

Đối với xét tuyển bằng quả học tập THPT (học bạ), điểm mới trong quy chế tuyển sinh năm nay sẽ phải sử dụng kết quả của cả năm học lớp 12. Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, điều này nhằm tác động ngược trở lại tới giáo dục phổ thông. Những mùa tuyển sinh trước, các trường đại học chỉ dùng kết quả học tập từ 3-5 học kỳ để xét tuyển, dẫn đến việc học sinh bỏ lỡ kiến thức quan trọng nhất của lớp 12, vốn là năm bản lề và là nền tảng để tiếp tục bước vào giai đoạn học tập sau này.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy.

Một số điểm mới khác, đáng lưu ý theo quy chế năm nay là: các cơ sở đào tạo cần quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển; các trường có thể quy đổi kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ (theo danh mục của quy chế thi tốt nghiệp THPT) thành điểm ngoại ngữ để xét tuyển; điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh không vượt quá 10% mức điểm tối đa (điểm cộng này là sau khi đã cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng), đồng thời tổng điểm xét của thí sinh không vượt quá mức điểm tối đa.

Ngoài ra, quy chế tuyển sinh bỏ yêu cầu về việc mỗi ngành/chương trình đào tạo chỉ có tối đa bốn tổ hợp xét tuyển. Từ năm 2026, các môn chung giữa các tổ hợp xét tuyển chiếm tối thiểu 50% trọng số điểm xét tuyển.

Khác với dự thảo, năm nay, các quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành sư phạm và sức khỏe giữ nguyên như quy chế hiện hành, chưa thay đổi.

“Quy chế tuyển sinh mới sẽ tháo gỡ những bất cập tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu của những đổi mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tạo tác động tích cực tới việc dạy và học ở cấp trung học phổ thông cũng như tăng sự công bằng cho các thí sinh khi tham gia xét tuyển”, bà Thủy nhấn mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hà Nội đã công bố kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp mầm non, lớp 1, lớp 6 các trường mầm non, phổ thông công lập năm học 2025-2026 của 30 quận, huyện, thị xã.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh sách 37 thí sinh vào các đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học và Tin học.

Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức chương trình giao lưu “Cùng chơi với bé - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ” với sự tham gia của tác giả Yuichi Kimura nổi tiếng.

Bỏ xét tuyển sớm, không chia chỉ tiêu theo phương thức, thêm hàng loạt tổ hợp hay thêm các kỳ thi riêng là những thay đổi trong kỳ tuyển sinh đại học 2025.

Cả nước hiện có hơn 10 cơ sở giáo dục đại học tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Đây là xu hướng được cả các thí sinh và các đại học nắm bắt cơ hội.

Hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1, do Đại học quốc gia (ĐHQG) TP.HCM tổ chức tại 25 tỉnh, thành phố, vào ngày 30/3. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước tính đến thời điểm hiện tại.