Nhiều tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam – Iran
Những di tích lịch sử cổ đại, những di sản thế giới được UNESCO ghi danh, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Iran là những điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách quốc tế, đặc biệt là du khách Việt Nam.
Ông Mostafa Shafie Shakib, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành du lịch Iran nói rằng: “Bạn biết đấy, Iran có gần 7.000 năm lịch sử. 27 di sản được thế giới công nhận. Vì vậy, dù bạn đi bất cứ đâu, mỗi thành phố đều có một đặc điểm khác nhau. Bất cứ điều gì bạn cần thăm thú có thể nói ở lục địa này, bạn đều sẽ tìm thấy ở Iran”.
Việt Nam- Iran thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Trải qua hơn 5 thập kỉ, mối quan hệ hai nước không ngừng được củng cố trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, quan hệ kinh tế song phương tiếp tục được duy trì ổn định. Trong lĩnh vực du lịch, hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên lại chưa khai phá hết thế mạnh.
Ông Ali Akbar Nazari, Đại sứ Iran tại Việt Nam, nhận định: ''Trên cơ sở tình hữu nghị tốt đẹp và nền tảng của mối quan hệ gần gũi, hữu nghị giữa hai nước, tầm nhìn về hợp tác du lịch cũng giống như các khía cạnh hợp tác khác của hai nước đầy hứa hẹn, chúng tôi hy vọng với những nỗ lực song phương, chúng ta có thể nhận ra những tiềm năng mà chúng tôi tin tưởng, nhiều dư địa và tiềm năng du lịch là rất lớn''.
Với chiến lược ngành công nghiệp không khói có tầm quan trọng không kém so với công nghiệp dầu khí, chính quyền Iran hiện tại đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các điểm đến hấp dẫn để sẵn sàng đón tiếp du khách, trong đó có du khách đến từ Việt Nam.
Đại sứ Ali Akbar Nazari giới thiệu: “Chúng tôi có tuyết rơi mùa đông và chúng tôi lại có một số sa mạc ở phần còn lại của đất nước. Có thể những người khác quan tâm đến sa mạc và có thể một số khác quan tâm đến khu vực miền núi. Chúng tôi có rất nhiều điều muốn chia sẻ với người dân Việt Nam. Do đó, chúng tôi tin rằng Iran có rất nhiều tiềm năng để giới thiệu tới du khách Việt Nam”.
Tháng 8 năm 2023, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã tổ chức thành công chuỗi các hoạt động, sự kiện giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người, du lịch văn hóa Việt Nam tại Iran, qua đó kết nối người dân, đưa hai đất nước thêm xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn.
Theo ông Ali Akbar Nazari, một trong những điểm tương đồng giữa hai dân tộc Việt Nam và Iran là lòng hiếu khách. Đây là yếu tố rất lớn có thể giúp thúc đẩy mối quan hệ song phương trong lĩnh vực du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Di sản văn hóa, Du lịch và Thủ công mỹ nghệ Iran đang trong quá trình nghiên cứu khả năng ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực du lịch trong thời gian tới, góp phần tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác du lịch giữa hai nước.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0