Nhiều trường gặp khó trong tổ chức giáo dục thể chất
Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền hay bơi lội… Tại ngôi trường này học sinh được lựa chọn môn thể thao yêu thích để phát triển theo khả năng của mình. Chính vì vậy, giáo dục thể chất không chỉ là môn học mà còn là thời gian vui chơi bổ ích mà Thục Quyên rất yêu thích.
Học sinh Mai Thục Quyên - Trường Phổ Thông Liên Cấp Olympia, Hà Nội chia sẻ: “Con chọn bóng chuyền vì con thích cảm giác được di chuyển, đỡ bóng vận động cơ thể mình. Cả tuần con chỉ mong đến tiết bóng chuyền mà học. Giờ bóng chuyền rất vui và hào hứng.”
Giáo viên Đồng Trường Sơn - Trường Phổ thông Liên cấp Olympia, Hà Nội chia sẻ: “Học sinh trong trường được lựa chọn các môn thể thao phù hợp sở thích, phù hợp thể chất, thể lực của các bạn để ngay một thời điểm các bạn có thể phát triển những phần ưu tiên hơn.”
Tuy nhiên, hiện không nhiều trường có chương trình và hệ thống học tập thể chất phong phú như vậy.
Môn thể dục trong các trường phổ thông vẫn bị coi là môn phụ trong khi áp lực các môn học khác ngày càng tăng cao.
Bên cạnh đó, tại các trường nội thành, do diện tích hẹp nên các môn thể thao cho học sinh lựa chọn cũng rất hạn chế. Trường học này đã phải liệu cơm gắp mắm lựa chọn các môn học cho phù hợp với cơ sở vật chất
Giáo viên Nguyễn Thời Đại - Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội cho biết: “Nhà trường lựa chọn môn cầu lông và bóng rổ phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường, không gian bé.”
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra, bất cập của giáo dục thể chất trong trường phổ thông hiện nay không chỉ do hạn chế về cơ sở vật chất mà ngay cả đội ngũ giáo viên cũng đang bị thiếu hụt. Chính những điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh không mấy hứng thú với giờ học giáo dục thể chất.
Học sinh Đào Chí Bảo - Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội cho biết: “Sân bé lớp thì đông nên khó chia người luyện tập, nữ không tập được không biết ngồi đâu.”
Học sinh Nguyễn Hà Hạnh Nhi - Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội chia sẻ: “Các bạn nữ thì thường phù hợp với những môn nhảy dây bóng chuyền nhiều hơn, hy vọng sắp tới trường sẽ có các môn đó cho bọn em lựa chọn.”
PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Thiếu về không gian, thiếu về cơ sở vật chất đôi lúc thiếu dụng cụ cho vận động khiến giáo dục thể chất nhiều giờ thiên về lý thuyết. Rất nhiều học sinh đến giờ học thể dục coi đó như giờ nghỉ thôi.”
Theo các chuyên gia đã đến lúc cần thay đổi tư duy, nhận thức về môn học này. Từ chỗ là "môn phụ", cần nhìn nhận về môn học này có vai trò quan trọng, là hoạt động vận động không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi học sinh. Qua đó cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên giúp các em nâng cao thể trạng trong giai đoạn vàng phát triển thể chất.
Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
0