Nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu, giao thông ùn tắc

Đêm 15/9 và rạng sáng 16/9, Hà Nội đón một trận mưa rất lớn bao trùm thành phố gây ngập úng, giao thông ùn tắc kéo dài trong giờ cao điểm.

Các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Hà Đông đều mưa lớn trên 100mm. Các khu vực khác của Hà Nội mưa phổ biến từ 50-100mm.

Đây là một trận mưa có cường độ rất lớn, trong thời gian ngắn, kết hợp với dông sét nhiều, làm phức tạp hơn tình hình ngập lụt vốn nghiêm trọng và kéo dài ở nhiều khu vực ven sông, ngoài đê các huyện ngoại thành Hà Nội.

Đường gom Đại lộ Thăng Long giao với Lê Trọng Tấn nước ngập sâu khoảng 50-60cm xe máy không lưu thông được.

Tại khu vực đường Nguyễn Xiển, ngập úng gây ùn tắc giao thông.

Tình hình ngập tại đường Quang Trung - Hà Đông.

Các phương tiện kẹt cứng tại địa bàn Hà Đông.
Khu vực mua vé tàu trên cao, người cũng đông chưa từng có. Nhưng nhân viên nhà ga cũng rất chu đáo, họ ra phát vé và không bắt người dân xếp hàng đợi.

Tại Huỳnh Thúc Kháng, giao thông ùn tắc do đường ngập.

Tại Thái Thịnh, đường ngập khiến phương tiện bị chết máy.

Người dân di chuyển đầy vất vả tại tuyến phố Thái Hà.

Phố Đội Cấn ngập sâu.

Tình hình tại Khu tập thể Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phố Vũ Hữu.

Đường ngã tư Cầu Trắng - hướng đi Viện 103.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.