Nhiều vấn đề nóng về môi trường được chất vấn tại Quốc hội
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, đã có hơn 100 đại biểu đăng ký đặt câu hỏi chất vấn, số đại biểu tham gia tranh luận cũng khá nhiều. Điều này cho thấy sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và cả xã hội dành cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, phiên chất vấn tiến hành theo cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn”. Các đại biểu được quyền tranh luận lại để làm rõ hơn vấn đề mình quan tâm.
Tăng cường quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý các hồ đập thuỷ lợi; xâm nhập mặn; sạt lở; lấn biển hay giải pháp để hồi sinh các dòng sông chết; an ninh nguồn nước; đất hiếm là những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra vấn đề ngập úng đô thị cũng là nội dung được các đại biểu chất vấn.
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận phát biểu: "Một trong những nguyên nhân gây ngập úng tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn là các công trình bê tông, khu dân cư lấn chiếm ao, hồ. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ để khắc phục".
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hữu Thông, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: "Chúng ta mới chỉ chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển đô thị, chủ yếu về hạ tầng, dịch vụ, dân cư mà chưa tính sâu, sát về định hướng lâu dài, trong đó có thoát nước. Do đó, cần nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị một cách đồng bộ và bài bản, nâng cấp hệ thống thoát nước ở các đô thị, đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh".
Các đại biểu cũng nêu câu hỏi về việc nâng cao chất lượng lập, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo công tác thoát nước cũng như xử lý nước thải đô thị.
Trên cơ sở nhận diện các nguyên nhân, nhiều giải pháp cụ thể đã được đưa ra để triển khai khắc phục trong thời gian sắp tới. Đây cũng sẽ là cách để cử tri giám sát việc thực hiện “lời hứa” của các vị trưởng ngành sau phiên chất vấn.
Với việc điểm mặt các dự án ách tắc gây lãng phí và truy “địa chỉ” chịu trách nhiệm, công cuộc phòng, chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã không còn dừng ở chủ trương mà bắt đầu biến thành hành động. Lãng phí hữu hình nhưng trách nhiệm về việc gây lãng phí từ đây sẽ không còn vô hình sau chỉ đạo này của người đứng đầu Đảng.
Từ ngày 24 đến ngày 31/10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội; thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Trưa 01/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Doha, kết thúc tốt đẹp chyến thăm chính thức Nhà nước Qatar.
Sáng 1/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự Lễ trao tặng Huy hiệu 80 năm, 75 năm và 70 năm tuổi Đảng đợt 7/11/2024 tại Đảng bộ quận Đống Đa.
Sáng 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới”. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì toạ đàm.
Cho ý kiến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, các đại biểu Quốc hội nhất trí với đề xuất đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.
0