Nhiều vi phạm trật tự đô thị chưa xử lý triệt để

Những vi phạm trật tự đô thị tồn tại hết ngày này sang ngày khác, nhưng không được xử lý dứt điểm gây bức xúc trong dư luận. Đó là thực trạng đã và đang diễn ra trên nhiều tuyến đường thuộc địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.

Dọc tuyến phố Chùa Hà và một số khu vực lân cận, tình trạng xe máy, ô tô dừng đỗ, lấn chiếm lòng đường xảy ra phổ biến. Buôn bán trên vỉa hè lòng đường, gây ảnh hưởng và cản trở đến người dân; giao thông hay các hoạt động bình thường khác đều bị coi là hành vi lấn chiếm lòng, lề đường.

Dọc tuyến phố Chùa Hà và một số khu vực lân cận, tình trạng xe máy, ô tô dừng đỗ, lấn chiếm lòng đường xảy ra phổ biến.

Theo quy định, đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 200.000 đồng, tối đa lên tới 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô "đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển "cấm đỗ xe" hoặc biển "cấm dừng xe và đỗ xe".

trên nhiều tuyến phố nội thành, nhiều nơi vỉa hè không còn cho người đi bộ, mà thay vào đó là các bãi gửi xe, hàng quán, cửa hàng.

Năm 2023, Hà Nội cũng ban hành kế hoạch 01, quyết tâm đòi lại lòng đường, vỉa hè. Thế nhưng đến nay, trên nhiều tuyến phố nội thành, nhiều nơi vỉa hè không còn cho người đi bộ, mà thay vào đó là các bãi gửi xe, hàng quán, cửa hàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.

Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.

Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 với 2 phần thi trực tuyến và sân khấu hóa. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.