Nhiều vỉa hè ở Hà Nội bị chiếm dụng

Dù nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức lập lại trật tự đô thị trên vỉa hè, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các vi phạm lại tái diễn, vỉa hè bị người bán hàng chiếm dụng theo nhiều hình thức khác nhau khiến người đi bộ lại phải tràn xuống lòng đường.

Dọc các tuyến phố thuộc phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, hay các khu phố cổ quận Hoàn Kiếm, phường Cống Vị (quận Ba Đình), thật không khó để bắt gặp hình ảnh người dân đi bộ xuống lòng đường. Chị Nguyễn Thị Huệ sinh sống và làm việc tại phố Kim Mã Thượng (phường Cống Vị, quận Ba Đình) cho biết, dù vỉa hè có rộng đi chăng nữa thì vẫn không thể đủ chỗ cho người đi bộ đi qua, vì đa phần các hàng quán nghiễm nhiên chiếm dụng và cho rằng đấy là phần đường của họ.

Việc sử dụng lòng đường, vỉa hè được quy định tại Phần III - Thông tư 04/2008/TT-BXD nêu rõ "Không một ai có sổ đỏ trên vỉa hè". Tuy nhiên, về phía những người kinh doanh, họ lại có muôn vàn những lý do khác nhau để lý giải cho việc buộc phải kinh doanh trên vỉa hè.

TS. Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, diện tích giành cho người đi bộ hiện nay còn thiếu rất nhiều và điều này cũng sẽ gây một phần áp lực lên giao thông đô thị. Chính vì vậy, cần có những giải pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm này.

Mục đích thiết kế ban đầu về cơ sở hạ tầng giao thông là vỉa hè có nhiệm vụ cung cấp một lối đi riêng cho người đi bộ dọc trên các tuyến đường, tách biệt với các phương tiện cơ giới khác; còn lòng đường phục vụ cho nhu cầu lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông. Với việc đô thị hoá khi cơ sở hạ tầng chưa thực sự đáp ứng đủ, do đó cần có bài toán giải quyết tổng thể giữa cơ quan chức năng và người dân. Nếu không, nhiều vỉa hè, lòng đường trên địa bàn vẫn sẽ liên tục bị lấn chiếm nhiều trong những năm tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc - năm 1954, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình Tập kết ra Bắc với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa vào tối 16/11.

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự và phát biểu.

Sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao, đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã tham gia “Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh”.

Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra hộ kinh doanh tại các địa chỉ số 42 phố Phùng Hưng, số 3 phố Nguyễn Hữu Huân và số 32 phố Chân Cầm (quận Hoàn Kiếm), tạm giữ 420 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc.

Chiều 16/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Rio de Janeiro, Brazil, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).