Nhiều vướng mắc khi chuyển đổi nhà tái định cư sang NƠXH

Chuyển đổi nhà tái định cư, nhà ở sinh viên… sang làm nhà ở xã hội từng được xem là giải pháp trúng hai đích khi vừa tăng nguồn cung nhà ở xã hội, vừa tránh lãng phí tài sản công. Tuy nhiên, kết quả không như mong muốn.

Nhà tái định cư, nhà ở sinh viên, xây dựng bằng ngân sách, chịu sự quản lý theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Do vậy, khi chuyển đổi sang nhà ở xã hội để bán sẽ phải xác định giá trị tài sản, lên đơn giá làm cơ sở định giá.

Trong khi đó, tổ chức nào có trách nhiệm, thành phần tham gia ra sao, việc xác định và thẩm tra như thế nào… chưa có quy định rõ ràng.

Một khó khăn khác dễ nhìn thấy là diện tích xây dựng. Theo qui định, nhà ở xã hội có tiêu chuẩn xây dựng không quá 70m2. Trong khi 70% căn hộ tái định cư hiện nay có diện tích lớn hơn.

Tình trạng nhà tái định cư hiện nay.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết: "Nhà ở xã hội có diện tích từ 25 đến 70m2 nhưng những căn hộ này 70 % là diện tích hơn 70m2, vậy khi chuyển về nhà ở xã hội có phù hợp với luật hay không?

Kế tiếp là thành phố cũng nên dự trữ dự phòng một số quỹ nhà để khi thực hiện các dự án trong tương lai về giải tỏa đền bù tái định cư, có quỹ nhà sẵn để đẩy nhanh tiến độ mà thực hiện các dự án".

Tình trạng một dự án nhà tái định cư chuyển sang nhà ở xã hội chậm tiến độ.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp tội BĐS Việt Nam, cho rằng: ''Một dự án nhà tái định cư sau khi đã hoàn thành 12 tháng mà không đưa vào sử dụng được thì nên có qui định được chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhà ở xã hội.''

Ông Nguyễn Văn Đính đưa ra mốc thời gian 12 tháng để nhà tái định cư có thể chuyển sang NƠXH.

Thống kê cho thấy Hà Nội hiện có khoảng 4.000 căn hộ thuộc nhiều dự án tái định cư, nhà sinh viên… bị bỏ hoang, hoặc không có người dân về ở, gây ra sự lãng phí lớn.

Tuy nhiên, chính sách và các thủ tục là nguyên nhân khiến việc chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhà ở xã hội của các khu nhà này, dù nhận sự đồng thuận cao, nhưng kết quả không khả quan.

KTS Trần Huy Ánh cho rằng nên thử nghiệm chuyển đổi từ quy mô nhỏ.

KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng: "Việc chuyển vốn ngân sách thì có một quy trình khá chặt chẽ và phức tạp cho nên cũng không thể nào dễ dàng chuyển đổi được. Nếu mà dễ quá thì sẽ rất dễ để nhiều nhóm lợi ích tham gia vào. Chúng ta hãy làm thử nghiệm từ quy mô nhỏ".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạo ra những cơ hội mới, giá trị mới để Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Qua đó, xác định sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm và Hà Nội sẽ tận dụng và khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có để phát triển ngang tầm với các Thành phố lớn trên thế giới.

Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư FDI đăng ký mới trong 11 tháng qua đạt gần 5,63 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo dữ liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 11 tháng qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.

Các dữ liệu khảo sát thị trường cho thấy, có hơn 86% nhà đầu tư mua bất động sản để lướt sóng kiếm lời, chỉ giữ tài sản chưa đến 1 năm đã sang tay, đẩy giá nhà tăng cao phi lý trong suốt thời gian dài vừa qua.

Sau loạt bài của Đài Hà Nội về những biểu hiện bất thường trong cuộc đấu giá 58 thửa đất ở huyện Sóc Sơn, chiều tối ngày 03/12/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định tạm giữ đối với 5 đối tượng về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, được quy định tại Khoản 2 Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Lãi suất luôn là yếu tố mấu chốt để người mua nhà ra quyết định có vay hay không. Dù lãi suất cho vay mua nhà ở thời điểm hiện tại giảm mạnh, nhưng người mua vẫn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định vay vốn.