Nhìn lại 4 năm Việt Nam tham gia EVFTA

Trong số những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đem lại kết quả tích cực nhất.

Sau 4 năm đi vào thực thi, EVFTA không chỉ là chìa khoá mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp châu Âu vào thị trường Việt Nam mà còn là đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đang dần thực hiện các biện pháp phát triển bền vững, sản xuất sản phẩm "xanh", thân thiện với môi trường.

EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu.

Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng vọt từ 35 tỷ euro năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro năm 2023, ở nhiều lĩnh vực, như: điện tử, dệt may, giày dép, nông nghiệp, thuỷ sản... Kim ngạch xuất khẩu ước tính 200 tỷ USD. Với đà tăng trưởng từ 12 - 15%, Việt Nam trở thành nước xuất siêu vào EU, ngược lại, EU là đối tác thương mại hàng đầu.

Về lâu dài, muốn giữ vững và đẩy mạnh đà xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp Việt cần thận trọng trong sản xuất, nhằm đáp ứng các tiêu chí xanh của EU.

EU đã rót 28 tỷ euro vào 2.450 dự án và đứng thứ 6 trong số các nhà đầu tư tại Việt Nam.

Đến nay, EU đã rót 28 tỷ euro vào 2.450 dán và đứng thứ 6 trong số các nhà đầu tư tại Việt Nam, cho thấy niềm tin của EU vào thị trường đầy tiềm năng của nước ta. Con số này được kỳ vọng sẽ còn gia tăng hơn nữa khi Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVIPA) được đưa vào thực thi.

EVIPA sẽ là bước tiến quan trọng, tiền đề thuận lợi để Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với 18/27 quốc gia thành viên đã phê chuẩn hiệp định, EuroCham Việt Nam đang tích cực làm việc với các bên liên quan của châu Âu, tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu với tiêu chuẩn cao, phù hợp xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

VN-Index trải qua phiên giao dịch khá giằng co, tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng khi mùa báo cáo tài chính quý 3 vừa đi qua. Tuy nhiên chỉ số vẫn duy trì ở mức tăng.

Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 và vượt qua tổng lượng gạo nhập khẩu năm 2023 của Philippines theo tính toán của cơ quan này.

Thị trường trái phiếu Chính phủ trong 10 tháng của năm đã có những kết quả khả quan, giá trị huy động đạt 75,6% kế hoạch năm. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi nổi với giá trị giao dịch bình quân phiên tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 năm nay ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.