Nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng theo chương trình 2006
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra trong ba ngày, từ 26 - 28/6. Cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi với hơn 2.300 điểm thi và hơn 45.000 phòng thi. Thí sinh hoàn thành bốn bài thi: Toán, Ngữ Văn, Tổ hợp Khoa học Tự nhiên hoặc Tổ hợp Khoa học Xã hội và Ngoại ngữ.
Dự kiến, các hội đồng thi sẽ công bố kết quả thi đồng thời vào ngày 17/7; xét công nhận tốt nghiệp THPT hoàn thành chậm nhất ngày 19/7.
Muộn nhất ngày 22/7, các Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố kết quả tốt nghiệp THPT. Việc in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh hoàn thành muộn nhất ngày 23/7.
Ngay trước kỳ thi, thông tin lộ đề Ngữ văn lan truyền trên một số nhóm, diễn đàn. Ngay sau buổi thi Ngữ văn, việc đề thi trùng với một số suy đoán càng dấy lên nghi vấn đó.
Nhưng theo Ban Chỉ đạo cấp Quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đề thi được bảo mật tuyệt đối. Số lượng tác phẩm văn học trong chương trình hiện hành và phạm vi ra đề là có giới hạn. Do đó, việc suy đoán đúng tên tác phẩm, tác giả được sử dụng trong đề thi là ngẫu nhiên và có thể xảy ra. Tuy nhiên, đề thi sử dụng toàn bộ tác phẩm hay một phần tác phẩm hoặc một phần cụ thể nào của tác phẩm cũng như yêu cầu (lệnh hỏi) đối với thí sinh là hoàn toàn khác biệt so với suy đoán trước đó.
Đây là kỳ thi cuối cùng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006, khép lại chặng đường 18 năm để mở ra kỳ thi theo chương trình mới vào năm 2025.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
0