Nhìn lại một tháng đẫm máu tại Dải Gaza
Ngày 7/10, thủ lĩnh Hamas tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự mới mang tên “Cơn lũ Al-Aqsa” chống lại Israel. Đáp lại, quân đội Israel phát động chiến dịch “Gươm sắt”, tiến hành không kích vào hàng loạt mục tiêu trên Dải Gaza - khu vực hiện do Hamas kiểm soát. Đồng thời phong tỏa toàn bộ Dải Gaza, cắt hết nguồn điện, nước, thực phẩm, khiến khu vực này chính thức bị cô lập. Sau một tháng chiến sự, không còn bất kỳ địa điểm nào tại Gaza được coi là an toàn, khi mà ngay cả các bệnh viện, trường học, nhà thờ, xe cứu thương…, đều đã liên tiếp trở thành mục tiêu tấn công của quân đội Israel. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã hối thúc các bên trong cuộc xung đột Hamas-Israel ngừng bắn ngay lập tức khi cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza đã trở thành cuộc khủng hoảng của nhân loại.
Tổng thư kí LHQ Antonio Guterres nói: “Gaza đang trở thành nghĩa địa của trẻ em. Theo báo cáo, số phóng viên thiệt mạng trong cuộc xung đột 4 tuần qua cao hơn bất kỳ cuộc xung đột nào khác trong ít nhất 3 thập kỷ. Nhiều nhân viên cứu trợ của Liên Hợp Quốc đã thiệt mạng hơn bất kỳ giai đoạn nào có thể so sánh được trong lịch sử của tổ chức chúng ta. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ để tìm cách thoát khỏi ngõ cụt tàn khốc, khủng khiếp và đau đớn này, để giúp chấm dứt nỗi đau và sự tàn phá, giúp mở đường cho hòa bình hướng tới giải pháp hai nhà nước với người Israel và người Palestine sống trong hòa bình.”
Các xe cứu trợ vẫn được phép vào Dải Gaza từ cửa khẩu Rafah ở biên giới Ai Cập, nhưng số lượng vẫn ít hơn nhiều so với thời điểm trước ngày 7/10 trong bối cảnh Israel tiến hành kiểm soát an ninh và không cho phép xe chở nhiên liệu vào dải đất này.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự tại Dải Gaza cho đến khi Tel Aviv khôi phục kiểm soát an ninh tổng thể tại đây.
Thủ tướng Israek Benjamin Netanyahu nhấn mạnh: "Israel sẽ chịu trách nhiệm vô thời hạn về an ninh tổng thể ở Dải Gaza. Khi chúng tôi không chịu trách nhiệm như thế, thứ chúng tôi nhận là cuộc tấn công của Hamas ở mức độ chúng tôi không thể tưởng tượng. Israel không chấp nhận ngừng bắn hoàn toàn chừng nào chưa giải cứu được toàn bộ con tin.”
Không chỉ tác động nghiêm trọng đến cục diện an ninh khu vực, cuộc chiến tại Gaza còn phơi bày sự chia rẽ sâu sắc về lập trường, quan điểm cũng như cách tiếp cận với cuộc khủng hoảng giữa một bên là thế giới Arab và Hồi giáo, với một bên là các quốc gia phương Tây. Việc các bên không thể tìm được tiếng nói chung khiến cho Hội đồng Bảo an chưa thể thông qua được bất kỳ Nghị quyết hay Tuyên bố Chủ tịch nào về cuộc xung đột, đồng thời khiến cho các nỗ lực ngoại giao tìm kiếm một lệnh ngừng bắn dù là tạm thời ở Gaza, đều chưa mang lại kết quả. Trên thực địa, chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cuộc tấn công của quân đội Israel vào Dải Gaza sẽ sớm dừng lại. Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đang khiến khu vực Trung Đông đối mặt với nguy cơ bạo lực lan rộng. Nếu không được kiểm soát kịp thời, cuộc xung đột này cũng có khả năng sẽ kích động lực lượng cực đoan ở nhiều khu vực trên thế giới. Cùng với sự leo thang xung đột tại Dải Gaza, bạo lực cũng gia tăng nghiêm trọng tại khu Bờ Tây, dọc biên giới Israel-Lebanon, cũng như trên nhiều chiến trường khác trong khu vực như Syria, Iraq. Những hậu quả thảm khốc mà cuộc xung đột tại Gaza gây ra cho tới nay cho thấy không một bên nào giành được lợi thế. Cũng như mọi cuộc chiến, trả giá đắt nhất vẫn là những người dân thường.
Tính tới thời điểm hiện tại, số cử tri bỏ phiếu sớm ở Mỹ đã lên tới hơn 70 triệu người, bao gồm hơn 37 triệu người bỏ phiếu vắng mặt và 32,7 triệu người bỏ phiếu qua bưu điện. Tổng số cử tri đã đăng ký bỏ phiếu qua bưu điện là gần 67,5 triệu người.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết, Nga duy trì liên lạc với tất cả các bên trong cuộc xung đột, bao gồm Israel, Iran, Liban và các bên khác. Do đó, nếu những nỗ lực của Nga có hiệu quả, Moscow sẵn sàng trở thành trung gian hòa giải giữa Israel và phong trào Hezbollah.
Số người thiệt mạng trong trận lũ lịch sử tại miền Đông Tây Ban Nha hiện đã lên tới 205 người. Trong khi đó, hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng mờ nhạt.
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 1/11 do có thông tin Iran đang chuẩn bị hành động đáp trả nhằm vào Israel trong những ngày tới. Tuy nhiên, sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá “vàng đen”.
Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.
Meta - chủ sở hữu các ứng dụng Facebook, Instagram và WhatsApp - thông báo thu nhập ròng và doanh thu trong quý 3 năm nay của tập đoàn vượt kỳ vọng, đồng thời xác nhận sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
0