Nhìn ra thế giới (ngày 15/01/2023)

Thu Trang
thutrang.tu@daihanoi.vn
15/01/2023, 22:14
Trong khi ngành hàng không dân dụng gần như đóng băng trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 và chỉ mới hồi phục, thì nền kinh tế vũ trụ thế giới lại tăng trưởng mạnh. Việc các nước tăng nguồn đầu tư giúp cho ngành hàng không vũ trụ đạt những bước tiến quan trọng. Tàu Orion, tàu vũ trụ không người lái của Mỹ đã kết thúc sứ mệnh thám hiểm mặt Trăng mang tên Artemis 1 và mở đường cho việc đưa các phi hành gia đáp xuống mặt Trăng vào năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
Trong suốt hơn hai tháng qua, trên khắp nước Pháp đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn nhằm phản đối dự luật cải cách hưu trí của chính phủ Pháp, trong đó có quy định tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 tuổi lên 64 tuổi. Bất chấp sự phản đối và tranh cãi, Chính phủ Pháp đã tìm mọi cách để thúc đẩy dự luật này được thông qua, đặc biệt là vận dụng một điều khoản đặc biệt trong hiến pháp để thông qua dự luật cải cách hưu trí gây tranh cãi mà không cần bỏ phiếu ở Hạ viện.
Lạm phát là một trong những vấn đề chính của nền kinh tế thế giới năm 2022. Sang năm 2023, lạm phát vẫn tiếp tục chi phối những chính sách điều tiết tiền tệ ở các nền kinh tế lớn.
Biến đổi khí hậu, khai thác quá tải nguồn nước, ô nhiễm môi trường khiến 1/4 dân số thế giới sống dựa vào nguồn nước uống không an toàn, trong khi một nửa thiếu điều kiện vệ sinh cơ bản liên quan đến nước. Những vấn đề cấp bách này đã được đặt ra tại hội nghị về Nước của Liên hợp quốc diễn ra tại New york, Mỹ. Hội nghị có sự tham dự của hàng chục nguyên thủ quốc gia, hàng trăm bộ trưởng và đại diện của các tổ chức liên quan nhằm kêu gọi các chính phủ quản lý tốt hơn một trong những nguồn tài nguyên chung của nhân loại.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần qua, các sự kiện phá sản hay đột ngột ngừng hoạt động liên quan đến các ngân hàng liên tục diễn ra tại nhiều nước, từ các ngân hàng Mỹ như Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và First Republic Bank cho đến các ngân hàng châu Âu. Mới đây nhất, Ngân hàng Credit Suisse – ngân hàng lớn thứ 2 của Thụy Sĩ vừa bị mua lại để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lây lan.
Một thông tin vui cho ngành du lịch thế giới đó là Trung Quốc chính thức mở lại biên giới với khách du lịch nước ngoài, lần đầu tiên sau 3 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với việc cấp lại hầu hết mọi loại thị thực, trong đó có visa du lịch, cho khách quốc tế. Động thái mở cửa của Trung Quốc được đưa ra khi ngành du lịch quốc tế của Trung Quốc đang trên đà phục hồi nhanh chóng. Nhiều quốc gia cũng đang đặt hy vọng vào sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc để củng cố nền kinh tế sau đại dịch.
Theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga từ ngày 20 - 23/3. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông được bầu lại làm chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp. Chuyến thăm sẽ tập trung vào quan hệ song phương cũng như thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình đa phương về Ukraine.
Thời trang là một trong những ngành công nghiệp đắt đỏ và phát triển nhanh hàng đầu thế giới, nhưng cũng thải ra môi trường hàng triệu tấn rác mỗi năm. Báo cáo do Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) công bố gần đây đã chỉ ra rằng, các loại sợi dùng trong ngành dệt may đang có tác động xấu đáng kể đến môi trường.
Năm 2023 sẽ nhớ đến là một năm bước ngoặt đối với các diễn viên châu Á với những thắng lợi vang dội tại giải Oscar lần thứ 95. Với bốn đề cử cho Dương Tử Quỳnh (nữ diễn viên chính), Quan Kế Huy (nam diễn viên phụ) và Stephanie Hsu (nữ diễn viên phụ), trong phim "Everything Everywhere All at Once", và Hồng Châu (nữ diễn viên phụ) trong phim "The Whale" - Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ đã ghi nhận thành công của số diễn viên châu Á nhiều nhất trong lịch sử của giải thưởng điện ảnh danh giá này.
Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu đang làm gia tăng tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan. Những hình thái thời tiết trái ngược ngày càng trở nên khắc nghiệt và khó lường hơn. Trong tuần qua, một loạt quốc gia trên khắp thế giới đã phải hứng chịu những trận bão và lũ lụt, gây thiệt hại nghiêm trọng tới người và tài sản.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đến nay đã bước sang năm thứ hai nhưng vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Hiện chiến sự vẫn diễn ra vô cùng ác liệt, tập trung tại “chảo lửa” Bakhmut ở miền Đông Ukraine. Đây cũng là trận chiến kéo dài nhất kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, gây thương vong đáng kể cho cả hai bên. Mặc dù vậy, cả Nga và Ukraine đều cho rằng, tổn thất này là không thể tránh khỏi khi họ muốn làm đối phương suy yếu hoặc cạn kiệt nguồn lực để không thể tiến công ở các nơi khác, đồng thời có thêm thời gian để lên kế hoạch cho cuộc tấn công mùa xuân với hy vọng đảo chiều xung đột.
Môi trường sống của con người rất dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm, đặt biệt là những thảm họa môi trường như rò rỉ hóa chất hay tràn dầu. Những thảm họa này thường để lại hệ quả lâu dài và hết sức nghiêm trọng, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và thời gian để khắc phục.
Ngân hàng Silicon Valley (SVB), một trong số 20 ngân hàng thương mại hàng đầu của Mỹ, với tổng tài sản 209 tỷ USD vào cuối năm ngoái, đã bất ngờ tuyên bố phá sản sau khi rất đông khách hàng đổ xô tới rút tiền do lo ngại về tình trạng tài chính của ngân hàng. Đây được coi là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2018. Đáng chú ý là vụ việc này diễn ra chỉ trong vòng vỏn vẹn 48 giờ đồng hồ.
Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Kỳ họp lần thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (còn gọi là Quốc hội Trung Quốc) diễn ra từ ngày 5-13/3 là hai sự kiện lớn trong đời sống chính trị của Trung Quốc, có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước này và được thế giới quan tâm theo dõi đặc biệt. Kỳ họp năm nay đặc biệt quan trọng với việc bầu và chính thức thông qua một loạt các chức danh quan trọng trong bộ máy lãnh đạo. Đây cũng là kỳ họp diễn ra vào năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, cuộc đua khám phá vũ trụ cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên hành trình này không hề dễ dàng mà vô cùng tốn kém, phải trải qua vô số lần thử nghiệm thất bại.
Lễ trao giải Oscar, một trong những lễ trao giải về điện ảnh uy tín và lâu đời nhất thế giới, lần thứ 95 sẽ diễn ra ngày 12/3 ở Los Angeles, Mỹ. Đáng chú ý là bộ phim "Everything Everywhere All at Once" do Dương Tử Quỳnh, Quan Kế Huy đóng vai chính đang dẫn đầu với 11 đề cử ở nhiều hạng mục quan trọng như: Phim hay nhất, đạo diễn, kịch bản, nữ diễn viên chính, nam diễn viên phụ, nữ diễn viên phụ....
Trung Quốc là một trong những quốc gia tiên phong về công nghệ và đổi mới sáng tạo. Với hàng loạt đột phá ấn tượng, nước này đang cho thấy tham vọng và tầm ảnh hưởng của mình đến ngành công nghệ toàn cầu. Theo một nghiên cứu của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu một cách ngoạn mục, vượt Mỹ trong hầu hết các công nghệ nổi bật. Cụ thể, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về 37 trong số 44 lĩnh vực công nghệ quan trọng và mới nổi.
Triển lãm Di động Thế giới (MWC) 2023 vừa được tổ chức tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, được xem là cuộc hội tụ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới đối với ngành công nghệ di động. Ước tính khoảng 80.000 khách mời từ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tới tham dự trực tiếp khi sự kiện mở lại đầy đủ sau vài năm gián đoạn do đại dịch Covid-19.
Sau nhiều năm đàm phán, các nước thành viên Liên hợp quốc cuối cùng cũng đã đạt được thỏa thuận lịch sử về bảo vệ đại dương, bảo tồn đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên cốt yếu ở các vùng biển quốc tế (hay còn gọi là biển cả), tức những nơi cách xa đất liền 370 km và không thuộc sở hữu của bất cứ quốc gia nào. Đây là kết quả được mong đợi từ lâu mà các tổ chức môi trường cho rằng có thể đảo ngược những tổn thất đa dạng sinh học biển cũng như đảm bảo phát triển bền vững.
Kể từ tháng 8/2022 khi Nga mở cuộc tấn công nhằm giành quyền kiểm soát Bakhmut, thành phố chiến lược nằm ở miền Đông Ukraine, giao tranh đã không ngừng diễn ra tại đây. Trong khi Nga quyết đánh, còn phía Ukraine cố thủ bất chấp tổn thất nặng nề, Bakhmut đã trở thành chảo lửa, một trong những chiến trường khốc liệt nhất trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Vụ đoàn tàu của công ty đường sắt Norfolk Southern bị trật bánh, làm đổ hóa chất độc hại ở thị trấn East Palestine, bang Ohio, đã trở thành một trong những sự cố nghiêm trọng nhất ở Mỹ trong những năm gần đây. Vụ việc gây ra đám cháy kéo dài nhiều ngày, xả khói độc vào không khí, làm ô nhiễm đất và khiến người dân thị trấn phải rời bỏ nhà cửa. Đã một tháng trôi qua kể từ khi sự việc xảy ra, nhưng nhà chức trách Mỹ vẫn đang lao đao tìm cách giải quyết hậu quả, trong khi người dân địa phương cảm thấy vô cùng lo lắng về môi trường sống.
Vào thời điểm này hàng năm, nhiều lễ hội độc đáo lại diễn ra trên khắp thế giới. Nếu như ở châu Âu nổi tiếng với những lễ hội mùa Xuân thì tại châu Mỹ, lễ hội hóa trang đường phố là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
Hơn 3 năm trôi qua kể từ khi Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Chia tay mái nhà chung với nhiều kỳ vọng và dự định, tuy nhiên, bối cảnh hiện nay chắc hẳn là điều mà nước Anh không hề mong muốn, khi xứ sở sương mù đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế-xã hội chưa từng có. Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và những khó khăn kinh tế đang đẩy lùi những hứa hẹn về triển vọng kinh tế tốt đẹp nhờ Brexit. Đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine lại càng chồng chất thêm khó khăn cho nước Anh.
Trong Thông điệp Liên bang ngày 21/2 Tổng thống Vladimir Putin đã ra tuyên bố Nga tạm thời ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START. Sự kiện này ngay lập tức trở thành vấn đề chính trị nóng trên các diễn đàn quốc tế. Trong bối cảnh đối đầu chiến lược gay gắt với Mỹ và phương Tây, hành động của Tổng thống Nga hoàn toàn logic song lại làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, đe doạ an ninh toàn cầu.
Hơn một năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, phương Tây dường như đã tập hợp được một “liên minh toàn cầu” áp đảo. 141 quốc gia mới đây đã ủng hộ nghị quyết không mang tính ràng buộc pháp lý của Liên hợp quốc, kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, cũng một năm sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, mặc dù liên minh cốt lõi của phương Tây vẫn rất vững chắc, nhưng họ chưa bao giờ thuyết phục được phần còn lại của thế giới để có thể cô lập hoàn toàn Nga.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế tạo robot đang có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á, trong đó phải kể đến Trung Quốc.
Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người là một mắt xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học. Bảo tồn động vật hoang dã còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội, duy trì sự đa dạng sinh học và gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá cho nhân loại. Sự biến mất của một loài sẽ dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cấu trúc đã diễn ra theo quy luật của hàng chục triệu năm nay.
Dịch cúm gia cầm đã lan đến những địa điểm mới trên toàn cầu. Các đợt bùng phát của virus cúm gia cầm được ghi nhận ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi. Chúng không “chịu khuất phục” trước cái nóng mùa Hè hoặc những đợt lạnh giá mùa Đông. Thậm chí, dịch cúm gia cầm lần đầu tiên trở thành dịch bệnh đặc hữu ở một số loài chim hoang dã truyền virus sang gia cầm.
ĐIều tra ban đầu cho thấy, hàng loạt nhà cao tầng tại Thổ Nhĩ Kỳ đổ sập khi động đất xảy ra là do những lỗ hổng quản lý trong cơn sốt xây dựng ở nước này vài năm qua. Nhiều tòa nhà khi mở bán được nhà thầu quảng cáo là đạt "đẳng cấp sang trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn về chống chịu động đất mới nhất", nhưng chúng đã sụp đổ khi rung chấn xảy ra.
Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Vương Nghị vừa có chuyến thăm Nga trong chuyến công du châu Âu kéo dài 8 ngày. Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên sau khi ông Vương Nghị đảm nhận trọng trách mới là cố vấn đối ngoại hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ngày 24/2 là tròn một năm ngày Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Đến nay, chiến sự khốc liệt vẫn diễn ra chưa phân thắng bại. Đây được coi là cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ II có thể đã khiến hàng trăm nghìn người ở cả hai phía thiệt mạng, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, nhiều thành phố biến thành đống đổ nát và làm dấy lên lo ngại căng thẳng leo thang thành một cuộc đối đầu trực diện giữa Nga với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực và rau xanh, nhiều nước trên thế giới đang hướng đến việc phát triển các trang trại hiện đại trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và đảm bảo an ninh lương thực.
Xã hội ngày càng phát triển, thời đại của robot cũng ngày càng gần hơn với cuộc sống của chúng ta. Robot là một sản phẩm trí tuệ minh chứng cho sự phát triển vượt trội của công nghệ 4.0 ngày nay. Ban đầu, robot chỉ có thể làm những thao tác cơ bản chưa thể giúp được nhiều trong cuộc sống. Nhưng đến nay, nó đã được con người thiết kế với vô vàn tính năng khác nhau. Thậm chí có những con robot còn có thể làm những công việc mà con người không thể làm được.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và Trái đất ấm dần lên, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang trở nên phổ biến và dữ dội hơn ở nhiều nơi trên thế giới, khiến con người phải đối mặt với các mối nguy hiểm gia tăng hơn bao giờ hết.
Mối quan hệ Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã rơi vào tình trạng căng thẳng khi nhiều nước châu Âu cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua với Mỹ trong vấn đề trợ giá liên quan đến Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) được Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành hồi tháng 8/2022. Trước đó, hồi giữa tháng 1 vừa qua, Ủy ban châu Âu cũng đã lên tiếng cho rằng chính sách hỗ trợ giá này sẽ khiến các công ty châu Âu khó cạnh tranh hơn và có thể chuyển hướng đầu tư khỏi khối, dẫn tới các tác động tiêu cực đến thị trường và làm phân mảnh chuỗi cung ứng quan trọng. Vậy nguyên nhân nào khiến các nước châu Âu lại có những phản ứng gay gắt như vậy?
Trước đây, các xu hướng thời trang được giới thiệu tới công chúng thông qua các buổi trình diễn catwalk và tạp chí thời trang. Những người có ảnh hưởng duy nhất trong ngành này là các nhà thiết kế và các biên tập viên thời trang. Trong 5 năm trở lại đây, khi mạng xã hội đã chiếm lĩnh ngành công nghiệp thời trang, phần lớn các tín đồ cập nhật xu hướng qua người mẫu trên các mạng xã hội như Instagram hay Tik Tok. Từ đó, thế hệ trẻ cũng có những tầm ảnh hưởng nhất định tới xu hướng thời trang.
Thời gian này trong năm là mùa lễ hội Carnival với những màn trình diễn hóa trang trên đường phố ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng sôi động và được nhiều người biết đến nhất là lễ hội hóa trang ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil. Hàng triệu du khách trên thế giới ghé thăm Rio de Janeiro vào dịp này để hòa mình cùng những màn biểu diễn ấn tượng trên đường phố. Nét hấp dẫn nhất của buổi lễ là cuộc diễu hành mang tên Samba với những bộ trang phục hóa trang cầu kỳ, rực rỡ, những đoàn xe diễu hành hoành tráng cùng âm nhạc sôi động.
Từ vài tuần qua, giới chức Ukraine và các nhà phân tích nước ngoài đã dự báo rằng Nga sẽ tiến hành một trận đánh mang tính quyết định để có thể giành được chiến thắng lớn trên chiến trường nhân dịp tròn một năm ngày mở “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Dù diễn ra vào thời điểm nào thì theo dự đoán, đợt tấn công mùa Xuân của Nga cũng sẽ tập trung vào hai vùng Donetsk và Lugansk ở miền Đông, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt nhất kể từ khi xung đột nổ ra.
Lợi nhuận của các tập đoàn dầu mỏ trong năm 2022 đã tăng gấp đôi lên 219 tỷ đô la Mỹ, phá vỡ những kỷ lục trước đó trong một năm giá năng lượng đầy biến động và cuộc xung đột Nga - Ukraine định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, và trong một số trường hợp đã thay đổi cả các mục tiêu khí hậu của ngành năng lượng.
Thảm họa động đất kinh hoàng xảy ra hôm 6/2 được cho là mạnh nhất trong vòng 100 năm qua tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trong hơn một tuần qua, số người thiệt mạng không ngừng tăng lên, các lực lượng cứu hộ đã nỗ lực chạy đua với thời gian để cứu các nạn nhân ra khỏi các đống đổ nát và tiến hành viện trợ cho hàng triệu người mất nhà cửa đang phải đối mặt với các nguy cơ mới sau động đất.
Tại nhiều nước trên thế giới đang diễn ra làn sóng biểu tình ồ ạt của nhân viên khu vực công về các vấn đề tăng lương, hưu trí và và các chính sách xã hội liên quan. Các cuộc biểu tình cho thấy những bất ổn trong các chính sách xã hội và kinh tế đang ngày càng gia tăng tại những quốc gia này, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh lạm phát chưa được kiểm soát.
Giới chính trị Mỹ đang chia rẽ sâu sắc về việc nâng trần nợ sau khi nước này đã chạm mức trần nợ công 31.400 tỉ USD vào ngày 19/1 và chính phủ Mỹ cần phải thực hiện “các biện pháp đặc biệt” để tránh tình trạng vỡ nợ. Theo tờ The New York Times, chạm trần nợ là hệ quả của việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trong nhiều thập niên qua.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đánh giá, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 2022 đã tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử, thúc đẩy các nguồn năng lượng sạch và hình thành một hệ thống năng lượng bền vững. Các hành động sử dụng năng lượng hiệu quả đã tăng tốc trên toàn cầu vào năm 2022 đã cho thấy một bước ngoặt lớn sau nhiều năm tiến triển chậm chạp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất với đại dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, như cấp độ mà cơ quan này đã tuyên bố cách đây 3 năm. WHO đánh giá rằng dịch bệnh có thể đang ở “điểm chuyển tiếp” nên cần quản lý cẩn thận để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.
Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Thống kê đánh giá dân số thế giới (WPR), Ấn Độ hiện là “nhà” của hơn 1,4 tỷ người, gấp 4 lần Mỹ và hơn 20 lần Vương quốc Anh. Với 86.000 trẻ được sinh ra mỗi ngày, dân số Ấn Độ có khả năng sẽ vượt qua Trung Quốc ngay trong năm 2023 và đạt 1,65 tỷ người vào năm 2060. Mặc dù điều này có thể sẽ đem lại lợi thế về lực lượng lao động cho Ấn Độ, song đi kèm với đó là những thách thức về tăng trưởng kinh tế cũng như mức sống của người dân.
Từ ngày 5/2, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng lệnh cấm vận với các mặt hàng nhiên liệu tinh chế từ Nga như dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhằm kéo dài nỗ lực hạn chế các nguồn thu của Moscow. Động thái này được cho sẽ gây ra những thay đổi đáng kể trong giao dịch dầu toàn cầu, đồng thời đặt ra câu hỏi liệu các lệnh trừng phạt trên sẽ gây áp lực lên kinh tế Nga như thế nào, và Moscow sẽ có những biện pháp nào để đối phó.
Nối gót nhiều hãng công nghệ lớn như Amazon, Microsoft, tập đoàn Alphabet - công ty mẹ của trang tìm kiếm lớn nhất thế giới Google những ngày qua đã cắt giảm khoảng 12.000 việc làm, tương đương 6% lực lượng lao động, trong đó có cả những nhân viên gắn bó lâu năm và giữ chức vụ cao. Nguyên nhân của đợt sa thải quy mô lớn này là do tình hình tài chính khó khăn và kế hoạch tối ưu hóa chi phí vận hành.
0