Nhịp sống bên đường ray

Quãng đường sắt từ Cửa Nam tới giữa phố Phùng Hưng dài khoảng 2km. Với những người dân ở đây, mọi sinh hoạt đến giao lưu, gặp gỡ đều diễn ra ở bên cạnh đường ray xe lửa. Trừ những buổi đầu giờ sáng hay cuối giờ chiều, nơi này luôn yên tĩnh và vắng vẻ.

Một ngày như bao ngày của những người dân sống bên cạnh đường tàu. Từ ngày có lệnh cấm, hoạt động bán hàng ở đây gần như dừng lại. Mọi người dần quen với cuộc sống mới.

 

Những người dân ở đây chủ yếu là công nhân ngành đường sắt, gắn bó suốt hơn 50 năm. Trừ những buổi đầu giờ sáng hay cuối giờ chiều thì nơi này luôn yên tĩnh và vắng vẻ.
Tàu đến, chở theo niềm vui và sự rộn rã. Khác với cảnh tấp nập khách nước ngoài ra vào trước đây, đoạn đường sắt này giờ trở nên vắng lặng, điu hiu.
Dù vắng, nhưng nơi này vẫn luôn có lực lượng bảo vệ để đảm bảo an toàn. Khi bọn trẻ tan học, xóm nhỏ trở nên rộn ràng hơn.
Sự yên tĩnh trở lại khi các gia đình sum họp đằng sau những cánh cửa. Đường ray vắng vẻ. Chỉ có tiếng tàu đến mới xóa tan sự tĩnh mịch của màn đêm và sự yên tĩnh. Cuộc sống của những người dân bên đường ray tàu hỏa mấy chục năm qua vẫn thế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần đây thôn Đại Tự thuộc xã Kim Chung huyện Hoài Đức, trở nên sạch sẽ và đẹp mắt , bởi có sự quan tâm và gìn giữ cảnh quan môi trường sống, tôn tạo di tích văn hóa gắn với việc xây dựng nếp sống văn hóa của cư dân. Nên nhiều địa điểm công cộng ở đây, như một không gian văn hóa nghệ thuật độc đáo, thuần khiết nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng cho một vùng quê.

Là một trong những con phố cổ của đất Hà Thành, xưa kia không biết phố Hàng Bồ bán gì, nhưng ngày nay, con phố nhỏ này trở thành 'thế giới' của đồ phụ kiện.

Với một đô thị phát triển như Hà Nội, những tòa nhà cao tầng mọc lên đòi hỏi các loại hình dịch vụ đi theo, trong đó có lau kính. Tưởng chừng là một công việc đơn giản, nhưng lau kính cho các tòa nhà cao hàng trăm mét không hề đơn giản. Công việc này không chỉ đòi hỏi sức khỏe, mà còn cần có những kỹ năng đặc biệt và tính kỷ luật, phối hợp rất cao.

Cái tên 'Chợ nhà Xanh' đã quá đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ sinh viên các trường đại học, cao đẳng của Hà Nội nói chung và khu vực đường Xuân Thủy, Cầu Giấy nói riêng. Chợ này nổi tiếng không phải vì có ẩm thực ngon, hay phong phú thực phẩm, mà đó là khu chợ đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên.

Với nhiều sở thích khác nhau, các lớp học năng khiếu có đủ mọi môn học, giúp bé không chỉ có một môi trường năng động, lý thú mà còn bộc lộ khả năng của mình ngay từ khi còn nhỏ.