Nhớ ang mỡ lợn những ngày đông
Có những thứ dù thời gian có qua đi, dù bao nhiêu năm tháng trôi qua, ta vẫn chẳng thể nào quên. Một trong những thứ chính là ang mỡ lợn - món ăn giản dị nhưng đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ không thể nào phai mờ.
Mỡ lợn không phải là món ăn cao sang, cũng chẳng có gì đặc biệt, nhưng chính sự giản dị ấy lại mang trong mình những giá trị sâu xa về tình thương, sự gắn kết gia đình và những buổi sáng đông ấm áp, khi tiếng xèo xèo của mỡ lợn trên chảo vang lên trong không gian yên tĩnh, đong đầy hơi ấm và tình yêu thương. Ở mỗi miếng mỡ vàng giòn ấy là cả một khoảnh khắc tuổi thơ, một phần ký ức đẹp đẽ mà dù lớn lên, ký ức ấy vẫn theo ta mãi.
Ngày ấy, thịt lợn còn là một thứ vô cùng xa xỉ, thường thì chỉ vào những dịp giỗ, Tết mới được ăn nên trẻ con đứa nào cũng mong ngóng. Con lợn nuôi dân dã, chăm bẵm cả năm chỉ nặng mấy chục cân, thịt chắc và thơm ngậy. Cuối năm, hàng chục nhà trong xóm mới dám chung nhau đánh đụng một con. Ngày ngả lợn ra vui như thấy Tết đã đến gần, trẻ con chạy lăng xăng chờ được cho cái đuôi mang đi luộc chia nhau. Mỗi nhà đều được chia một phần để chế biến. Mỗi lần rán mỡ, mùi thơm bay ra tận ngõ. Âm thanh xèo xèo của những miếng mỡ trắng ngần đang tan thành nước, tóp dần lại nghe thật vui tai.
Buổi ấy, khi mà gia đình nào cũng khó, quanh năm tay cuốc tay cày với mấy sào lúa, mấy sào ngô ngoài đồng nên bữa ăn không lấy gì làm cao sang, chỉ cần bát cơm nóng chan ít mỡ lợn, trộn thêm ít xì dầu là có ngay bữa sáng ngon lành, ấm bụng.
Mẻ mỡ rán hoàn thành, mẹ chờ cho nguội liền chắt mỡ vào cái âu hay còn gọi cái liễn bằng sành, có nắp đậy rồi mẹ để chúng yên vị nơi góc chạn. Số tóp mỡ trăng trắng vàng vàng với phần thịt nạc ít ỏi nơi đầu miếng tóp nhỏ khiến những đứa con của mẹ đã nghĩ ngay ra món tóp mỡ rim mắm, tóp mỡ xào trứng gà hay sang hơn là món tóp mỡ làm nhân bánh đa nem giòn rụm.
Bữa cơm chỉ có rau xào cùng mỡ lợn ăn cùng món chính là những miếng tóp mỡ với sự biến tấu từ đôi bàn tay cần mẫn, thành thục của mẹ mà lòng đứa nào cũng khấp khởi mong mâm cơm nhanh được dọn ra để thỏa thích thưởng thức hương vị thơm ngon từ đĩa rau muống xào tỏi thơm lừng bóng mỡ, bùi béo từ miếng tóp mỡ mềm mềm, dai dai.
Ang mỡ lợn vốn dĩ được mẹ dùng chủ yếu để nấu canh, xào rau hàng ngày. Nhưng để cải thiện bữa sáng cho cả nhà khi không có tiền mua đồng quà tấm bánh cho gia đình, mẹ thường nấu một nồi cơm đầy, xới cho mỗi người mỗi bát, trên mâm là chiếc bát nhỏ đựng nước mắm hoặc bát xì dầu nhỏ và chiếc bát đựng mỡ lợn vừa được mẹ lấy ra từ ang. Bữa sáng chỉ có vậy, nhưng cả gia đình ai cũng ăn ngon lành, vừa ăn vừa kể cho nhau nghe dăm ba câu chuyện đời thường.
Ngày ấy, khi chẳng có những hộp nhựa cao cấp, mỡ lợn đun ra người ta thường tận dụng lại những cặp lồng, chiếc xoong cũ hay chiếc âu gốm nhỏ. Ấy thế mà chẳng bao giờ mỡ bị thiu hay bị chuyển mùi như bây giờ. Không những thế, ngon nhất là khi may mắn hớt được một vài miếng tóp mỡ còn sót lại trong âu, ăn vào thấy giòn giòn, bùi bùi, hòa quyện với vị mằn mặn của nước mắm mới thật sung sướng. Nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ khi ấy, chẳng có cao lương mĩ vị gì mà không hiểu sao lại đưa cơm đến thế.
Mỡ lợn để lâu mà vẫn thơm và trắng được như thế đều nhờ cả vào bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của bà, của mẹ. Việc rán mỡ tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu không biết cách chế biến và bảo quản, mỡ lợn rất dễ có mùi hôi. Miếng mỡ lợn mua về không vội rán ngay mà cần phải chần qua nước sôi với vài lát gừng trong khoảng 3 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó, tiếp tục cho mỡ lợn vào chảo sạch, đổ thêm nước và rán cho đến khi nước bốc hơi hết, chỉ còn lại lớp mỡ trong vắt, thơm lừng, không có cặn đen từ tóp mỡ bị cháy.
Khi trời trở lạnh, gió ào ào dội về từng cơn rét buốt, cũng giống như con người phải co ro trước cái lạnh, ang mỡ trong góc bếp của người Hà Nội xưa cũng không chịu được mà phải đông cứng lại, lúc này cả ang mỡ là một màu trắng muốt, tinh khôi. Mặc dù vậy, khi cho mỡ vào bát cơm nóng thì mỡ cũng sẽ nhanh chóng tan ra và len lỏi thấm đều vào từng hạt cơm trong bát.
Sau này, khi cuộc sống ngày càng no ấm, đủ đầy, ở quê cũng chẳng mấy nhà còn ăn tóp mỡ. Mỗi lần nhắc lại chuyện cũ, mẹ lại cười vui: "Của không ngon, nhà đông con cũng hết". Nhưng đối với những đứa trẻ từng trải qua những tháng ngày khó khăn, thiếu thốn, âu tóp mỡ trong chạn bếp mãi là một phần nỗi nhớ.
Cuộc sống hiện đại, mỡ lợn được thay thế bằng dầu ăn tiện dụng. Nhưng trong ký ức xa xưa ấy, mùi thơm béo ngậy của mỡ lợn, mùi của tóp mỡ hay hình ảnh của chiếc âu sành màu nâu mẹ thường trưng dụng đựng mỡ như một nhân chứng, như một ký ức đẹp nuôi dưỡng tuổi thơ.
Sự háo hức thay đổi bản thân để đón chào một năm mới đang đến không chỉ có ở những người trẻ mà còn được tìm thấy ở những tiệm làm tóc cũ kỹ và giản dị của các bà, các cô.
Có những giai điệu diệu kỳ mang khả năng gắn kết người với người, gần hơn những tâm hồn đồng điệu. Đó chính là giai điệu của tiếng kèn saxophone.
“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.
Hà Nội - một thành phố không ngừng chuyển mình, nhưng vẫn luôn lưu giữ những ký ức đẹp đẽ của thời gian. Mỗi góc phố, mỗi kỷ vật đều là những câu chuyện nhắc nhớ về một thời đã xa trong tiềm thức của mỗi người dân Hà Nội.
Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.
Những ngày này, ngôi làng làm hương nổi tiếng ở Phú Xuyên tất tật hơn bình thường, bởi chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán - dịp mà nhu cầu sử dụng hương thơm trong cúng lễ của người dân tăng cao. Những người dân làng hương Văn Trai Thượng đang cần mẫn ngày đêm để làm ra những nén hương thơm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp đón chào năm mới.
0