Nhớ giọng người Tràng An qua tiếng nói Đài phát thanh

Tiếng nói người Hà Nội tựa như cánh chim bay dập dìu giữa trời, không bất ngờ lên bổng rồi hạ trầm đột ngột mà chỉ đơn giản nhẹ nhàng, chững chạc, vừa đủ gây thiện cảm cho người đối thoại để rồi lưu niềm yêu mến ngay lần gặp đầu và giữ kỉ niệm đậm sâu tâm trí.

Tiếng nói người Hà Nội tựa như cánh chim bay dập dìu giữa trời. Giọng nam luôn trầm ấm, một tiếng bật ra là tròn vành rõ chữ, đầy sang quý. Giọng nữ lại chuẩn thanh lịch đâu đó pha nét dỗi hờn mà cũng thật là đáng yêu. Thật tự hào và trào dâng xúc cảm xiết bao mỗi sáng lắng nghe ngôn ngữ dân tộc được truyền tải qua giọng chuẩn Hà Nội với câu nói quen thuộc tỏa lan khắp đất nước. Theo năm tháng, cái chất giọng con người nơi đây kết tinh lại thành vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt.

Không dễ thương như giọng miền Tây cũng không chân quê như giọng miền Trung, có vẻ khi nói đến chất giọng miền Bắc người ta nghĩ ngay đến sự nặng nề khó nghe ở một số vùng và thậm chí là chát chúa. Riêng giọng Hà Nội lại khác. Tiếng nói người Hà Nội không bất ngờ lên bổng rồi hạ trầm đột ngột mà chỉ đơn giản nhẹ nhàng, chững chạc, vừa đủ gây thiện cảm cho người đối thoại để rồi lưu niềm yêu mến ngay lần gặp đầu và giữ kỉ niệm đậm sâu tâm trí.

Hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng đặc biệt nhất của Thủ đô Hà Nội

Trong giao tiếp, người Hà Nội xưa trọng nhất sự lễ phép và lịch sự. Nghĩa là họ không chấp nhận cách người bậc dưới nói năng cộc lốc, thô lỗ mà phải là “dạ vâng, dạ thưa, vâng ạ” đi đầu đầy tôn trọng. Trong mọi hoàn cảnh, người nói phải biết nhịn nhường tránh dẫn đến xung đột không đáng có gây mất lòng nhau. Khuôn phép được người Hà Nội xưa xem là tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức, sự hiểu biết của một người. Lối ứng xử tinh tế, khéo léo này dần cô đậm làm nên bản tính đặc biệt riêng của người Hà Nội. Thế nên người ta mới có câu “Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long”.

Cùng với lối ứng xử biết người biết ta, người Hà Nội còn khoác lên mình cung cách ăn mặc gọn gàng. Dù nghèo giàu ra sao không cần biết nhưng phải là nghiêm ngắn, sạch sẽ mới được. Phụ nữ thì dáng duyên trong tà áo dài truyền thống bước đi nhẹ nhàng, đẹp dung dị. Ấy là nếp sống, cốt cách đậm chất truyền thống cổ xưa mang hồn cốt của vùng đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. 

Sự thanh lịch của phụ nữ Hà thành toát lên từ trang phục đến bước đi. Ảnh: Giadinhvaxahoi

Vậy mà ngày nay, trước cơn lốc bùng nổ kinh tế và hội nhập văn hóa nước ngoài cũng như luồng dân nhập cư ở các tỉnh đổ về ngày một đông khiến bộ phận không nhỏ lớp người trẻ vội vàng, gấp gáp trong việc dung nạp tiếng nói bốn phương. Ngôn ngữ giàu có, phong phú về âm điệu, ngữ điệu là điều không tránh khỏi và không có gì xấu. Nhưng có điều đáng buồn, khi sự sáng tạo từ vựng mới của lớp trẻ vô tình trở thành điều kiện cho thứ ngôn ngữ khiếm nhã ra đời với những trào lưu học đòi nói chèn tiếng nước ngoài, lạm dụng tiếng lóng, mật ngữ đầy khó hiểu và nhạt nhẽo. Từ đó, kéo theo lối phát âm sai lệch, mất cái nguyên gốc ngôn ngữ địa phương.

Chưa kể, lớp trẻ bây giờ nói tục quá nhiều và tự nhiên xem đó là bình thường. Ở học đường, nơi được coi là cái nôi dưỡng dục con người thành tài nhân đức độ lại ngày càng bị lây lan trầm trọng bởi cơn sóng trào ô tạp ngoài xã hội. Con trai nói tục, con gái cũng không kém gì. Chính cách sống hiện đại cùng suy thoái đạo đức là mầm mống cho lời ăn tiếng nói của cộng đồng người Hà Nội bị biến dạng, trôi lạc và có nguy cơ mai một. Vậy thì còn đâu là tế nhị, tao nhã của giọng nói Hà Nội một thời tạo nên sức hấp dẫn vô hình cho người nghe, còn đâu là nét đẹp ngôn ngữ tiếng Việt được cất lên từ người dân Thủ đô, còn đâu “tự nhiên như thanh niên Hà Nội” và thanh lịch như gái kinh kỳ. 

Ngôn ngữ tồn tại theo thời gian phải là thứ giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, mang trong mình nét sáng đẹp văn chương và phát âm thanh thoát, rõ ràng như thuở trước. Dẫu biết muốn phát triển thì phải hội nhập nhưng không vì thế mà chúng ta hòa tan. Mà giọng nói Hà Nội lại càng phải tránh. Bởi đây không chỉ là biểu tượng đặc biệt của riêng Thủ đô mà còn là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho dân tộc Việt Nam mãi muôn đời sau./.

(Theo Ký ức Hà Nội 2023 - Tác giả: Hạnh Phúc)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.