Nhớ món cơm độn sắn năm xưa
Cơm độn là món ăn mà thời bao cấp, trong những năm tháng đất nước còn khó khăn, người Hà Nội thường xuyên phải ăn để vượt qua những ngày thiếu thốn. Cơm không đủ no, không đủ ngon, nhưng lại là thứ khiến mỗi người gắn bó và yêu thương đến lạ kỳ.
Người ta thường nấu cơm trộn lẫn với ngô, khoai, sắn hay thậm chí là vỏ đỗ, để tiết kiệm gạo mà vẫn có một bữa ăn đủ no. Tuy nhiên, trong những bữa cơm độn ấy, không ai cảm thấy thiếu thốn. Thậm chí, nó còn mang một hương vị đậm đà mà bây giờ khó lòng tìm lại được.
Hồi ấy, cơm độn không chỉ là món ăn mà là cách để những gia đình duy trì sự sống. Đôi khi, nhà gần hết gạo, nồi cơm độn trớ trêu đến mức cơm chỉ còn vài hạt dính xung quanh khoai, sắn hoặc lúc được vụ ngô thì nồi cơm lại gần như chỉ có một màu vàng. Gọi là cơm độn cũng đúng vì cứ gì cho được vào nồi để đầy lên là sẽ độn, nhưng thường thấy nhất là sắn, mấy củ khoai dế, ngô nếp hay hạt bo bo.
Với nhà báo Hà Hồng, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo báo Nhân Dân, cơm độn khoai, sắn thường ngọt, bùi và cho vị ngon nhất nhưng nếu ăn nhiều thì rất dễ bị say. Vào vụ khoai, sắn, đa số mọi nhà thường phơi khô những loại lương thực ấy để cất đi dùng dần phòng lúc đói. Cơm độn ngô ăn lúc đầu lạ miệng, nhưng lại nhanh chán hơn. Có những lúc phải ăn liên tục mấy bữa cơm độn ngô mà thấy sợ và ngán ngẩm.
Một thời gian, người ta lại quen ăn cơm độn mì hay bo bo do Trung Quốc và Liên Xô viện trợ. Để nấu cơm độn mì, các bà, các mẹ thường cho một đám bột mì lên chiếc mâm nhôm hay mâm gỗ, rồi một tay cầm bát nước, một tay vẩy nước, cho từng đám bột dính vào nhau như những hạt gạo méo mó. Khi nồi cơm cạn săm sắp nước, các bà sẽ vẩy đám bột mì hạt ấy vào và ghế nhẹ nồi cơm, đậy vung lại chờ chín. Hoặc có khi để đổi vị, sẽ có thêm bát mắm tôm, trộn kèm vào đó là chút vừng đen để ăn với món cơm độn cho dậy vị hơn.
Xa thời nghèo khó với cơm độn đã lâu nhưng hầu như chẳng bao giờ nhà báo Hà Hồng quên được, luôn coi đó là kỷ niệm và nhắc nhủ mình phải biết phấn đấu vươn lên từ gian khó. Chỉ bằng sự tảo tần lam lũ với khoai, sắn, tương, cà, rau, muối và những hũ ngô bung, vậy mà cũng nuôi nổi 5 anh chị đủ khôn lớn, học hành nên người.
Thời gian có trôi xa miền ký ức ấy bao lâu, cuộc đời đã nếm trải bao nhiêu món ngon trên các bàn tiệc, nhưng với nhà báo Hà Hồng, chỉ chợt nhìn thấy nồi cơm trắng độn vào mấy khúc khoai lang vàng ruộm hay vài lát củ mì trắng ngà, ký ức lập tức ùa về, có thể chỉ thoáng qua rồi trôi tuột đi giữa bao nhiêu náo nhiệt, nhưng cũng có khi níu lấy ông hay những người con của Hà Nội trong bao nhiêu hoài niệm của một thời cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
Cơm độn có hương vị của ký ức, của một đời sống còn thiếu thốn đủ bề nhưng kỳ lạ là chẳng mấy ai thấy khổ. Chỉ có nỗi nhớ cồn cào, da diết mỗi khi hình ảnh nồi cơm độn khoai bất chợt hiện về.
Người ta gọi những món ăn đi vào ký ức đó là nhân vị, nó không đơn thuần là món ăn nữa. Và cũng không phân biệt sang hèn hay giàu nghèo, đã là nhân vị thì chỉ duy nhất, nó khiến con người ta có những phút cúi đầu nhìn lại quê hương, tình cảm gia đình. Vì thế, cũng có đôi lúc sống chậm lại chỉ vì nhìn thấy một món ăn từng ước không bao giờ phải ăn nữa, nhưng lại mãi không muốn quên đi hương vị ấy.
Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.
Gắn liền với mùa xuân, không thể quên đi những chiếc đầu lân, đầu rồng hay đầu sư tử - các linh vật biểu trưng cho niềm may mắn của năm mới. Sự rộn ràng và náo nức của mỗi mùa Tết thường đến trước hết với các xưởng sản xuất đầu lân, sư, rồng.
Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.
Gần ba tuần nữa là đến Tết, người Tứ Liên, Nhật Tân không sốt ruột. Cứ bình thản, quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sẽ mang tết tới cho mọi nhà.
Nhắc đến Bát Tràng, mọi người thường nghĩ nơi đây là một trong những vùng tinh hoa nghề gốm lâu đời của Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng, Bát Tràng còn có nền văn hóa ẩm thực truyền thống độc đáo, trong đó cỗ Bát Tràng được xem là mâm cỗ thể hiện trọn vẹn nét đẹp tinh túy đặc sắc văn hóa ẩm thực của xứ Kinh kỳ xưa.
Sự tươi mới của mùa xuân không chỉ đến trong không khí Tết rộn ràng mà còn hiện lên trong những tà áo dài rực rỡ. Mặc áo dài vào dịp Tết là cách mà những người phụ nữ Hà Nội thể hiện nét đẹp thanh lịch của mình để đón chào năm mới.
0