Nhu cầu người Việt sử dụng hàng Việt tăng cao
Tại các siêu thị lớn ở Hà Nội, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm ưu thế, với tỉ lệ 85-90%. Theo Sở Công Thương Hà Nội, tháng 1/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của thành phố ước tính đạt 84,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước và 26,4% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 55 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng là 10,6% và 27,4%.
Tháng 1/2025 trùng với dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ nên nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng mạnh. Tại các điểm bán, lượng hàng hóa được tăng cường 30-35%, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân, với tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 85-90%. Đặc biệt, thành phố đã thiết lập 128 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, kết nối với 926 đầu mối, chuỗi và cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản từ 43 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Việc bán hàng đa phương tiện cũng được chú trọng, với 268 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phục vụ người tiêu dùng. Đặc biệt, hơn 3.000 sản phẩm OCOP cùng với với 500 nghìn tấn hàng hóa từ các địa phương đã được giới thiệu và kết nối tiêu thụ tại Hà Nội.
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trong phiên đầu tuần.
HĐQT Công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco (HNX: DTG) đã nhận đơn từ nhiệm tư cách thành viên HĐQT của ông Lưu Hoài Nam kể từ ngày 28/3 và thành viên Ban Kiểm soát của ông Lê Văn Sơn, với cùng lý do cá nhân.
Giá vàng đã vượt ngưỡng 3.100 USD/ounce trong phiên giao dịch sáng 31/3.
Trong tháng 4 sẽ có hơn 20 ngân hàng tổ chức đại hội đồng cổ đông với nhiều nội dung quan trọng xoay quanh kế hoạch kinh doanh 2025, cổ tức, chiến lược chuyển đổi số và tăng vốn điều lệ.
Dự kiến 2/4, Chính phủ Mỹ sẽ chính thức công bố chính sách thuế quan mới nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa và điều chỉnh cán cân thương mại.
Giá vàng trong nước ngày 31/3 đã lên sát ngưỡng 102 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục trước đó.
0