Nhu cầu nước của trẻ cần bổ sung hàng ngày
Lượng nước trong cơ thể sẽ bị hao hụt trong hoạt động hàng ngày. Vì vậy, nhu cầu nước hàng ngày của trẻ cần phải bù đắp lượng nước hao hụt này. Con người có thể nhịn ăn trong nhiều ngày nhưng không thể thiếu nước dù chỉ một vài ngày.
Nước chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể. Khi lượng nước mất trên 10%, cơ thể có dấu hiệu mất nước (khát, môi khô, mắt trũng, nhịp tim nhanh,…) và khi nước mất trên 20% sẽ gây hại sức khỏe. Vì vậy, hãy cho trẻ uống nước đủ nhu cầu mỗi ngày để phát triển khỏe mạnh.

Nhu cầu nước của trẻ cần bù lượng nước đã mất
Nước trong cơ thể bị đào thải qua nước tiểu: Trung bình lượng nước tiểu đào thải khoảng 1 – 2 lít/ ngày, phụ thuộc vào lượng nước cung cấp qua đường ăn uống. Do chức năng thận của trẻ chưa hoàn thiện nên khi dùng khẩu phần ăn quá đặc hoặc quá loãng thì các vi khoáng có thể gây quá tải cho thận.
Nước trong cơ thể bị đào thải qua da: Lượng nước mất qua da cũng không ít, trung bình mất khoảng 350 – 700ml/ ngày, hoặc có thể tới 2500ml/ giờ trong điều kiện nóng ẩm. Tỉ lệ mất nước qua da của trẻ cao hơn người lớn, nên về mùa hè hoặc khi trẻ sốt, tiêu chảy thì nhu cầu uống nước cũng tăng cao hơn.
Nước bị hao hụt trong quá trình hô hấp: Nước bị mất do quá trình thở (bạn có thể quan sát thấy hơi nước bay ra qua đường thở vào mùa đông). Lượng nước mất qua hô hấp là khoảng 300ml/ ngày. Trong thời tiết khô hanh có thể mất nước nhiều hơn.
Nước mất đi do quá trình bài tiết: Hầu hết nước ở quá trình tiêu hóa, bài tiết đều được tái hấp thu, chỉ khoảng 200ml bài tiết qua phân. Khi chúng ta mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn ói sẽ làm tăng mất nước qua phân, nếu bệnh nặng thì sẽ gây mất nước cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cần phải uống bù nước hoặc bổ sung điện giải.
Đáp ứng cân đối nhu cầu nước của trẻ: Không nhiều không ít
Để bù lại lượng nước đã mất hàng ngày, nhu cầu nước của trẻ tiểu học sẽ vào khoảng 1,5-2 lít nước. Trẻ uống nước không đủ trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như hội chứng kém hấp thu và gây rối loạn chuyển hóa.

Thừa nước cũng nguy hiểm cho sức khỏe không kém: khi tiêu thụ một lượng nước lớn cùng một lúc có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc nước. Biểu hiện bằng: mệt mỏi, chuột rút, hạ huyết áp, nặng có thể co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.
Chính vì vậy, để cơ thể luôn khỏe mạnh cần khuyến khích trẻ có thói quen tốt đó là trẻ uống nước khi không thấy khát, uống nước từ từ và uống nước nhiều lần trong ngày để cơ thể hấp thu nước dễ dàng hơn, tránh tình trạng ngộ độc nước do tiêu thụ một lượng nước lớn trong cùng một lúc.
Tết là dịp mà mọi người dành nhiều thời gian cho các buổi tụ họp, liên hoan. Vì vậy, tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trong ngày Tết sẽ xảy ra nếu chúng ta không biết cách duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là với một số đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, người già, người mắc các bệnh mạn tính. Vì vậy, một bộ sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe, lành mạnh là một lựa chọn thích hợp. Đây hứa hẹn sẽ trở thành món quà sức khỏe lý tưởng, gửi gắm thông điệp về sự sẻ chia những điều may mắn và năng lượng tích cực với những người thân yêu trong dịp năm mới.
Nước trái cây có công dụng rất tốt đối với thai kỳ, giúp thanh lọc cơ thể, cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, giúp làm đẹp da, đồng thời hỗ trợ sự phát triển trí não thai nhi. Dưới đây là một số loại nước trái cây tốt cho phụ nữ khi mang thai
Nước ép hoa quả là thức uống bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước ép hoa quả tốt nhất là uống nguyên chất, không bỏ thêm đường hay chất phụ gia nào khác.
Chân giò ngâm giấm là món ăn được nhiều người ưa thích, nhất là khi có dịp tụ tập bạn bè. Đây không phải món ăn khó làm, mà chỉ cần để ý cách làm một chút là các bà nội trợ có thể chuẩn bị món này tại nhà.
Hạt lanh nhỏ, màu nâu, hoặc vàng, là những nguồn giàu nhất của axit béo omega-3 thực vật và nhiều khoáng chất tốt. Ăn hạt lanh mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
0